x
Hỗ trợ tư vấn miễn phí
Hãy để lại số điện thoại, chuyên gia chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của bạn.

7+ Tác hại của việc vừa đi vệ sinh vừa bấm điện thoại [Đà Nẵng, Quảng Nam]

Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Bạn có thói quen cầm điện thoại di động và ngồi trên bồn cầu để chơi game, lướt web, đọc báo… Đằng sau hành động tưởng chừng như “vô hại” này lại ẩn chứa nhiều mối nguy hại lớn. Dưới đây, các chuyên gia Phòng khám Miền Trung sẽ tổng hợp lại 7+ Tác hại của việc vừa đi vệ sinh vừa bấm điện thoại.

7+ TÁC HẠI CỦA VIỆC VỪA ĐI VỆ SINH VỪA BẤM ĐIỆN THOẠI

Để vượt qua khoảng thời gian đi vệ sinh “nhàm chán” hầu hết mọi người đều chọn cách mang theo điện thoại di động để xem nhiều thông tin khác nhau, điều này kéo dài thời gian đi vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là 7+ Tác hại của việc vừa đi vệ sinh vừa bấm điện thoại thường gặp nhất.

1. Ảnh hưởng đến hậu môn và ruột gây bệnh trĩ , táo bón

Hiện nay, lâm sàng đã xác nhận rằng có mối quan hệ nhân quả giữa việc đi vệ sinh kéo dài và bệnh trĩ, ngay cả khi không bị táo bón, thói quen đại tiện xấu do chơi điện thoại di động, đọc báo khi ngồi xổm trong nhà vệ sinh cũng có thể thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh trĩ.

• Đệm hậu môn di chuyển xuống: lớp đệm hậu môn (bao gồm các tĩnh mạch hình khuyên, cơ trơn, mô đàn hồi và mô liên kết) có tác dụng co giãn đàn hồi, có thể đóng mở ống hậu môn và kiểm soát đại tiện. Nếu áp lực ổ bụng tăng lên trong khoảng thời gian dài, đệm hậu môn sẽ bị yếu dần đi, mất khả năng nâng đỡ như ban đầu, tĩnh mạch chùng giãn, hình thành các búi trĩ.

• Suy tĩnh mạch: Vị trí của ống hậu môn trực tràng là ở phần thấp nhất trong khoang bụng. Nếu bạn ngồi xổm đại tiện quá lâu, dưới áp lực “kép” của trọng lực và tác động của các cơ quan bên trong ổ bụng khiến cho tĩnh mạch trực tràng trở về bị tắc nghẽn, có thể dẫn đến sự giãn nở của các mạch máu tĩnh mạch và hình thành các búi trĩ.

• Do truyền tín hiệu sai cách: Đại tiện là một trong những hoạt động của phản xạ cơ bắp và hệ thần kinh trung ương của cơ thể con người tham gia vào đó, nhưng việc chơi điện thoại di động sẽ cản trở sự chỉ huy của não bộ dây thần kinh dẫn truyền đại tiện. Việc truyền tín hiệu sai cách lâu ngày sẽ làm cho vùng tĩnh mạch trực tràng bị ứ đọng, gây ra bệnh trĩ hoặc sa hậu môn…

2. Gây thiếu oxy não - chóng mặt

Việc ngồi xổm trên bồn cầu và nghịch điện thoại sẽ kéo dài thời gian đi vệ sinh, máu sẽ chảy xuống dễ gây chèn ép mạch máu chi dưới, dẫn đến lượng máu cung cấp lên não bộ không đủ. Sau khi đi vệ sinh xong đột ngột đứng dậy sẽ dễ dẫn đến triệu chứng chóng mặt. Nguy hiểm hơn, do lượng oxy cung cấp cho tế bào không đủ nên một khi máu trở lại, một số dây thần kinh trong cơ thể người sẽ bị tê liệt, trường hợp nặng có thể bị gãy xương.

3. Gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ - lưng

Khi đi vệ sinh, ngồi xổm cầm điện thoại thì cơ thể không tự chủ nghiêng về phía trước, đốt sống cổ và lưng phải chịu áp lực lớn. Đặc biệt là cổ bị thay đổi độ gấp của đốt sống cổ, và các triệu chứng đau nhức vai gáy, thoát vị đĩa đệm cổ xuất hiện.

Nếu bạn ngồi xổm để đi vệ sinh, cột sống thắt lưng thiếu sự nâng đỡ, độ cong ban đầu sẽ bị thay đổi làm tăng sức nặng của đĩa đệm, lâu ngày sẽ gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

4. Tăng huyết áp, bệnh tim mạch

Thực tế cho thấy, nhà vệ sinh là một trong những nơi vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ các ca đột tử (đột quỵ) rất cao.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp lực động mạch não sẽ tăng hơn 20 mm thủy ngân trong quá trình đại tiện. Một số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch do sử dụng điện thoại di động lâu và đọc báo trong nhà vệ sinh đã làm tăng tiêu thụ oxy của cơ tim; dẫn đến các cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng; nhồi máu cơ tim, huyết áp tăng đột ngột có thể dẫn đến vỡ mạch máu não và xuất huyết. Cả hai đều có thể dẫn đến nguy cơ đột tử.

5. Hội chứng cận thị và khô mắt

Nhiều nhà vệ sinh có ánh sáng tương đối mờ, không thích hợp để xem các sản phẩm điện tử, và nhìn điện thoại di động ở cự ly gần trong nhà vệ sinh có thể dẫn đến cận thị. Nếu nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại trong thời gian dài làm giảm độ số lần chớp mắt bằng một phần ba và nhãn cầu thiếu độ ẩm nước mắt, dễ gây ra hội chứng khô mắt; cuối cùng có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn.

6. Gây huyết khối tĩnh mạch

Máu chảy về tĩnh mạch chi dưới của cơ thể con người cần sự hỗ trợ của co cơ. Khi ngồi xổm trên bồn cầu và nhìn vào điện thoại di động hơn 15 phút, cơ không hoạt động trong một thời gian dài, và sự co bóp sẽ chậm lại theo đó dẫn đến tốc độ lưu thông máu của các tĩnh mạch bị chậm lại, khiến chân bị tê, sưng tấy.

Nếu thường xuyên duy trì thói quen xấu này cũng sẽ hình thành huyết khối tĩnh mạch chi dưới, còn nếu là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới thì có thể gây tử vong.

7. Gây thoái hóa khớp gối

Khớp gối là khớp chịu trọng lượng lớn nhất và vận động nhiều nhất trên cơ thể con người, khi một người ngồi xổm thì đầu gối chịu tải trọng gấp 3-6 lần trọng lượng cơ thể. Sau khi người bệnh ngồi xổm trong thời gian dài, dây chằng giữa và dây chằng bên chịu lực nhiều nhất, làm tăng gánh nặng cho khớp và hệ thống dây chằng, có hại cho các tổn thương thoái hóa của khớp.

8. Sự phát triển vi khuẩn nghiêm trọng

Bản thân nhà vệ sinh là căn cứ địa vô cùng lý tưởng của các loại vi khuẩn. Việc dùng điện thoại di động dẫn đến mất chú ý về thời gian, cơ thể tiếp xúc lâu với bồn cầu nên vi khuẩn trong phân sẽ có cơ hội tiếp xúc với da, từ đó sẽ dễ dàng bội nhiễm vi khuẩn và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh hậu môn trực tràng…

Tất cả chúng ta đều biết chúng ta cần phải rửa tay sau khi đi vệ sinh, nhưng chúng ta có rửa điện thoại không? Sau đó vừa ăn vừa nghịch điện thoại rất dễ lây lan mầm bệnh!

LỜI KHUYÊN CỦA CÁC CHUYÊN GIA ĐA KHOA MIỀN TRUNG

Đứng trước 7+ Tác hại của việc vừa đi vệ sinh vừa bấm điện thoại vừa được đề cập các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất mọi người không nên mang điện thoại di động vào nhà vệ sinh.

Nên tập trung đại tiện, dù ngồi xổm hay ngồi bệt thì thời gian đi vệ sinh không quá 5 phút, người bị táo bón không nên quá 10 phút. Thời gian đại tiện nên rút ngắn, không nên quá 3 phút.

Thời điểm tốt nhất là đi vệ sinh sau khi thức dậy, hoặc đi đại tiện 20 phút sau khi ăn sáng. Cần hạn chế tối đa hành vi cố tình kìm hãm ý muốn đại tiện, tránh táo bón do mất phản xạ có điều kiện.

Cố gắng cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, như là: ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau xanh, cần tây, bắp cải, cà rốt, nấm,…

 Mọi người nên uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày. Cần lưu ý rằng nước uống được đề cập ở đây và không thể thay thế bằng cà phê, trà mạnh và đồ uống có hàm lượng đường cao.

Những người bị táo bón nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, yoga hoặc tập các cơ hậu môn… thường xuyên để tăng co bóp và thư giãn hậu môn

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trĩ (táo bón, sưng đau/ ngứa hoặc tiết dịch hậu môn, đi đại tiện ra máu); các biểu hiện của viêm nhiễm nam/ phụ khoa gây khó chịu ở vùng kín… thì hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm. Tuyệt đối không được áp dụng các bài thuốc/ mẹo dân gian điều trị tại nhà, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Thông tin liên hệ: Đa Khoa Miền Trung - Phòng khám đa khoa tốt nhất tại Đà Nẵng

• Địa chỉ: Tòa nhà Abtel Tower, 280 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

• Hotline: 0236 36 11111

• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (kể cả chủ nhật, không nghỉ trưa)

Mong rằng với những thông tin về Tác hại của việc vừa đi vệ sinh vừa bấm điện thoại sẽ giúp các bạn có lối sống khoa học, đại tiện đúng cách và lành mạnh để bảo vệ sức khỏe an toàn nhất. Mọi thắc mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu thăm khám, người bệnh hãy Nhấn vào Bảng Chat để được tư vấn miễn phí.

Tư vấn online

  Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

- Tư vấn qua số điện thoại 0236 36 11111

- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

  Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

 Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám bệnh vui lòng bấm vào tư vấn tư vấn.

* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Ngày đăng : 14/11/22 Lượt xem : 543 Chia sẻ
  • Thời gian tư vấn

    08:00 - 20:00

    (Tất cả các ngày trong tuần)

  • Số điện thoại

    0236 36 11111

    Gọi để được bác sĩ tư vấn

  1. Tư vấn
    trực tuyến

  2. Đăng ký
    hẹn khám

  3. Tư vấn
    zalo

  4. Địa chỉ
    phòng khám

Báo chí Truyền Thông

Bài Viết Liên Quan

Báo chí Truyền Thông

Cảm Nhận Bệnh Nhân

  1. Vũ Phong ( Quảng Ngãi ) Sinh viên

    “Chi phí không quá cáo, ngược lại còn rất hợp lý, công khai và minh bạch. Khám tại đây tôi cảm thấy đồng tiền mình bỏ ra hoàn toàn xứng đáng. “

  2. Nguyễn Hoàng ( Đà Nẵng ) nhân viên

    “Nhân niên nhiệt tìn, chữa trị hợp lý, công khai và minh bạch. Khám tại đây tôi cảm thấy đồng tiền mình bỏ ra hoàn toàn xứng đáng. “

Đăng Ký Nhanh

Đăng Ký Nhanh

Thời gian làm việc từ 8h 00 đến 20h 00 tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày lễ Tết

Thông tin gửi đến chúng tôi
(bảo mật tuyệt đối)