
Cảm Nhận Bệnh Nhân

Phòng khám đa khoa Miền Trung được sự cấp phép của Sở Y Tế
Nhiều người nghĩ rằng bệnh trĩ phải do táo bón gây ra, nhưng trên thực tế, một số thói quen hàng ngày cũng có thể gây ra bệnh trĩ như chế độ ăn uống thiếu khoa học, ngồi lâu, ít vận động… cũng có thể dẫn đến khả năng mắc bệnh trĩ nên nhất định không được bỏ qua. Sau đây chúng ta cùng điểm qua những thói quen hằng ngày gây bệnh trĩ để có biện pháp phòng ngừa tích cực.
Bệnh trĩ là bệnh lý được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch hậu môn. Là bệnh cực kỳ phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến khám và chữa bệnh. Trong đó nhóm cư dân đô thị có tỉ lệ mắc cao hơn. Dưới đây là những thói quen hằng ngày gây bệnh trĩ cần chú ý:
Nâng vật nặng trên vai hoặc dùng lực lưng nâng vật nặng thường xuyên có thể làm tăng áp lực lên phần dưới cơ thể, trong đó có trực tràng làm cho các tĩnh mạch sưng lên và hình thành các búi trĩ. Do đó, hãy sử dụng đầu gối của bạn thay vì lưng khi nâng tạ nặng.
Hiện nay, có rất nhiều người thường không thể tách rời điện thoại mọi lúc mọi nơi và việc đi vệ sinh cũng không ngoại lệ. Việc ngồi trong toilet trong thời gian dài để nhìn điện thoại di động, đọc sách, đọc báo và các hành vi thiếu chú ý đi vệ sinh khác… trọng lực có thể gây ra áp lực quá lớn lên tĩnh mạch hậu môn, gây sưng/ phình và có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Một trong những thói quen hằng ngày gây bệnh trĩ là chế độ ăn uống thiếu khoa học. Nhiều người cảm thấy hấp dẫn và nhon miệng khi uống rượu bia và ăn đồ cay, rán, dầu mỡ; đồ ăn đóng hộp… nhưng việc ăn quá nhiều, trong thời gian dài sẽ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây rối loạn chức năng đại tiện; cơ thể thiếu hàm lượng chất xơ… khiến tỷ lệ mắc các bệnh về hậu môn trực tràng không ngừng gia tăng, trong đó có gây táo bón và bệnh trĩ.
Người có tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài, ảnh hưởng đến co giãn của tĩnh mạch, làm chậm quá trình lưu thông máu trong khoang chậu và ứ huyết các cơ quan trong ổ bụng, làm cho các tĩnh mạch trĩ bị ứ huyết, căng phình quá mức…
Hơn nữa, việc lười vận động cũng làm giảm nhu động ruột, phân chậm xuống khiến các tĩnh mạch có thể bị chèn ép và kích thích, gây tắc nghẽn cục bộ và cản trở lưu lượng máu, gây tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch trĩ, giảm sức đề kháng của thành tĩnh mạch và cuối cùng là gây ra bệnh trĩ.
Những người thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy cần chú ý, đây là yếu tố gây bệnh quan trọng của bệnh trĩ.
• Táo bón lâu ngày, chất độc của chúng ta khó bài tiết ra ngoài, tích tụ lâu ngày; khi đại tiện bạn sẽ rặn mạnh, hành động này cũng tạo áp lực lớn lên hậu môn, lâu ngày sẽ dẫn đến sưng hoặc nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ…
• Bệnh nhân bị tiêu chảy, việc đi vệ sinh quá thường xuyên và nhiều lần trong ngày đồng nghĩa với việc bạn dành nhiều thời gian cho việc đi vệ sinh, dẫn đến suy nhược và căng thẳng; hoặc các nhiễm trùng cục bộ, sau đó là các tình trạng như áp xe… Và hậu quả có thể gây bệnh trĩ.
Có nhiều người thường có thói quen nhịn đại tiện không đi ngay khi mắc hoặc đi đại tiện ít hơn 2 hoặc 3 lần một tuần, bạn có thể bị táo bón. Phân có thể vón cục, cứng và đẩy vào miếng đệm hậu môn, khi đại tiện phân cứng/ rắn dễ làm rách niêm mạc, chảy máu, các tổn thương hình thành sẹo/ xơ; tĩnh mạch phình giãn quá mức và hậu quả là dẫn đến nhiều bệnh hậu môn, trong đó có bệnh trĩ.
Nếu bạn đang mang thai, áp lực vùng bụng do tử cung mở rộng, cùng với sự thay đổi nội tiết tố và táo bón, góp phần hình thành bệnh trĩ, vì vậy có đến 35% phụ nữ mang thai bị trĩ khi mang thai và sau sinh do quá trình rặn đẻ gây tiến triển nặng.
Theo các chuyên gia cho biết, phần lớn bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều tháng hoặc nhiều năm mặc dù đã nhận thấy dấu hiệu bệnh rõ rệt; hoặc bệnh trĩ tái phát nhiều lần và “chữa cháy” bằng các cách điều trị tại nhà. Một mặt vì bệnh không quá nhiều ảnh hưởng vào giai đoạn đầu, mặt khác vì đây là bệnh lý ở khu vực nhạy cảm nên rất ngại ngùng khi đi khám, nhất là nữ giới.
Các chuyên gia khuyên người bệnh nên thực hiện các lời khuyên sau đây:
Khi nhận thấy hậu môn có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh trĩ, người bệnh cần chủ động trong việc kiểm tra thăm khám sớm để đánh giá nguyên nhân, mức độ bệnh tật và khắc phục sớm. Các dấu hiệu nên chú ý bao gồm:
• Người bệnh thường xuyên bị táo bón, đại tiện khó, tiêu chảy
• Đi đại tiện bị ra máu (số lượng có thể ít hoặc nhiều) máu có thể nhỏ giọt, lẫn trong phân, dính ở giấy vệ sinh, đôi khi máu chảy thành tia, nhỏ giọt
• Có triệu chứng sưng, đau rát hậu môn, ngứa ngáy, tiết dịch hậu môn có mùi hôi… gây khó chịu khi ngồi, khó khăn khi di chuyển.
• Xuất hiện cục thịt thừa/ da thừa ở hậu môn (đây là hiện tượng sa/ lòi búi trĩ) gây vướng víu, đau đớn.
Theo các chuyên gia cho biết: Thực tế bệnh trĩ hình thành do những thói quen xấu thường ngày. Do đó, bên cạnh việc chữa trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ, bạn phải bắt đầu bằng cách thay đổi những thói quen xấu trước đây.
- Chúng ta cần hình thành thói quen sinh hoạt tốt, đi tiêu đều đặn hàng ngày
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ nhất có thể sau khi đại tiện sẽ giảm khả năng tái phát bệnh trĩ.
- Chế độ ăn uống nên cân bằng, giàu chất xơ, nên nhạt, ăn ít đồ cay... để việc đại tiện trơn tru.
- Ngoài ra, cần bỏ thói quen nhịn đại tiện; đại tiện đúng giờ (tốt nhất vào sáng sớm) để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
- Tránh việc sử dụng điện thoại, đọc sách báo, rút ngắn thời gian đi vệ sinh, giảm gánh nặng cho hậu môn.
- Hạn chế việc uống bia, rượu, cà phê; mỗi ngày nên uống ít nhất là 2 lít nước lọc
- Tăng cường việc vận động; tập thể dục thể thao hằng ngày. Nếu tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu, thi thoảng hãy đứng dậy đi lại để máu lưu thông và giảm áp lực hơn.
Bệnh trĩ được cảnh báo là căn bệnh nguy hiểm nhất trong hệ thống hậu môn trực tràng. Người bị bệnh trĩ nếu không được tiến hành điều trị, cắt bỏ búi trĩ kịp thời thì sẽ đối mặt với những tác hại nguy hiểm như sau:
⇒ Bệnh trĩ gây ra hiện tượng chảy máu hậu môn, nếu không khắc phục sớm sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu trầm trọng, suy nhược cơ thể, tác động đến tâm lý.
⇒ Búi trĩ càng to sẽ khiến cho một số vi khuẩn, virus có hại phát triển gây viêm nhiễm, lở loét, hoại tử hậu môn.
⇒ Sự đau đớn sẽ làm người bệnh suy giảm khả năng ham muốn tình dục, né tránh bạn tình; thậm chí gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (giảm tỉ lệ thụ thai), khó khăn việc sinh nở của phụ nữ.
⇒ Nguy hiểm nhất là khi bệnh trĩ tiến triển đến giai đoạn nặng; có thể dẫn đến biến chứng nặng nề nhất như là nhiễm trùng máu, ung thư hậu môn – trực tràng, đe dọa tính mạng người bệnh.
Lời khuyên từ các chuyên gia Phòng Khám Miền Trung cho người bị bệnh trĩ:
Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ là vô cùng nghiêm trọng, thế nên khi bản thân phát hiện mình có dấu hiệu bệnh trĩ nên lập tức đến bệnh viện khám chữa ngay.
Lưu ý không được tự ý điều trị tại nhà, hoặc để bệnh kéo dài vì nghĩ rằng bệnh trĩ sẽ tự khỏi. Điều đó là hoàn toàn sai lầm sẽ khiến bạn phải hối hận về sau.
Đến ngay chuyên khoa hậu môn-trực tràng Phòng Khám Đa Khoa Miền Trung – cơ sở chữa trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp uy tín bậc nhất Đà Nẵng để điều trị bệnh bởi các bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại và phương pháp điều trị bệnh trĩ tốt nhất.
Hi vọng với những thông tin về những thói quen hằng ngày gây bệnh trĩ các bạn sẽ có những kiến thức hữu ích để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc cần được tư vấn hãy gọi đến số 0236 36 11111 hoặc Nhấn vào Bảng Chat để được tư vấn cụ thể nhất!
Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:
- Tư vấn qua số điện thoại 0236 36 11111
- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.
Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám bệnh vui lòng bấm vào tư vấn tư vấn.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Thời gian tư vấn
08:00 - 20:00
(Tất cả các ngày trong tuần)
Số điện thoại
0236 36 11111
Gọi để được bác sĩ tư vấn