Gai xương là gì? Có nguy hiểm không?

Gai xương là bệnh gì?

Gai xương là tình trạng lắng đọng canxi dư thừa trên xương, hình thành nên các phần cứng. Dù bản thân gai xương không gây đau, nhưng khi phát triển có thể chèn ép dây thần kinh, gây ra đau đớn và khó chịu. Điều này khiến nhiều bệnh nhân không nhận ra bệnh ngay lập tức.

Gai xương là bệnh gì?Gai xương là bệnh gì?

Khi các gai xương phát triển lớn, chúng có thể bị vỡ ra, sau đó trở thành nguyên nhân dẫn đến viêm khớp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.

Triệu chứng gai xương thường gặp

Bệnh gai xương, tùy theo vị trí xuất hiện mà triệu chứng có thể khác nhau. Dấu hiệu chung thường là đau nhức và hạn chế chuyển động ở các khớp. Dưới đây là một số vị trí thường gặp và triệu chứng kèm theo:

  • Gai xương cột sống: Đau, tê yếu, ảnh hưởng đến tư thế đứng/ngồi; có thể gây khó nuốt hoặc đau khi hít thở do chèn ép dây thần kinh.
  • Gai xương vai: Hạn chế phạm vi chuyển động.
  • Gai xương cổ tay: Đau và hạn chế khả năng cầm nắm.
  • Gai xương ngón tay: Các cục u dưới da là biểu hiện rõ ràng.
  • Gai xương khớp gối: Đau khi mở rộng hoặc uốn cong chân.
  • Gai xương gót chân: Đau chân, khó khăn trong việc đi lại.

Nguyên nhân gây gai xương

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai xương chủ yếu là do sụn khớp bị hư hỏng, khiến khớp bị thoái hóa và dẫn tới tình trạng xương “mọc” gai.

Bên cạnh hệ lụy tự nhiên của bệnh thoái hóa khớp, gai xương còn có thể xuất hiện do các yếu tố như:

Nguyên nhân gây bệnh gai xươngNguyên nhân gây bệnh gai xương

  • Tuổi tác: Lão hóa và suy yếu chức năng cơ xương, lắng đọng canxi.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử gai xương.
  • Chấn thương do vận động: Tổn thương xương khớp và lắng đọng canxi trong quá trình tái tạo.
  • Bệnh lý xương khớp: Viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Ảnh hưởng lớn lên hệ cơ xương, tăng nguy cơ viêm khớp và gai xương.

Phương pháp điều trị gai xương phổ biến

Có 5 phương pháp được cho là phổ biến nhất hiện nay trong điều trị gai xương:

Điều trị gai xương bằng thuốc Tây

Để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân gai xương, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như: paracetamol hay ibuprofen, thuốc tiêm steroid, thuốc tiêm Methylprednisolon…

Tuy nhiên, các loại thuốc này có những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân gai xương không tùy tiện sử dụng khi chưa có sự tư vấn kỹ lưỡng từ các chuyên gia.

Phẫu thuật gai xương khi bệnh nghiêm trọng

Khi tình trạng gai xương trở nên nghiêm trọng, đau dữ dội, hạn chế vận động, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật. Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật gai xương bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ gai xương: Sử dụng thiết bị nội soi loại bỏ gai xương, giải tỏa áp lực lên tủy sống, tránh gai xương chèn ép dây thần kinh và tủy sống.
  • Cắt bỏ một phần đốt sống: Nhằm giảm áp lực lên rễ thần kinh, các bác sĩ tiến hành mở và cắt bỏ một lớp màng tại đốt sống bị gai xương.
  • Cấy ghép đệm màng gai: Cấy ghép đệm vào giữa màng gai làm rộng khoảng cách giữa các màng xương hạn chế tình trạng đau do gai xương.

Mẹo dân gian chữa gai xương tại nhà

Để hạn chế việc sử dụng thuốc Tây, nhiều bệnh nhân gai xương có xu hướng áp dụng các bài mẹo từ dân gian nhằm hạn chế triệu chứng của gai xương.

Một số bài mẹo quen thuộc có thể kể đến như: chữa gai xương từ lá lốt, trị gai xương bằng ngải cứu, chữa gai xương bằng cây xương rồng…

Bệnh gai xương nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu, bệnh nhân gai xương được khuyến khích áp dụng một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm đem lại kết quả tốt nhất.

Các nhóm thực phẩm nên bổ sung

  • Thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai, các loại rau lí xanh, ngũ cốc, các chế phẩm từ đậu, hải sản…); bổ sung vitamin D, vitamin K hỗ trợ phát triển xương (tắm nắng, rau lá xanh, thịt, phô mai, trứng…); thực phẩm giàu chất xơ (hoa quả tươi, rau xanh các loại).

Các nhóm thực phẩm nên kiêng

  • Thực phẩm nhiều chất béo (thịt mỡ, thịt chân giò…); thực phẩm giàu cholesterol; các món ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn; nhóm đồ uống có chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cafe…).

Thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh gai xương

Bên cạnh việc sử dụng thuốc nhằm giảm bớt các triệu chứng đau nhức do gai xương gây ra, người bệnh có thể kết hợp với việc tập luyện một số động tác đơn giản tại nhà giúp kéo giãn cột sống, thông kinh lạc, làm giảm rõ rệt cảm giác đau nhức.

Dưới đây là một số bài tập đơn giản, dễ thực hiện:

  • Tư thế cánh cung: Nằm sấp, gồng thân lên. 2 tay nắm 2 mặt các chân đồng thời gập 2 chân. Hít sâu, nâng ngực và chân lên khỏi mặt sàn. Giữ tư thế trong 15 giây, thở ra, hạ chân xuống.
  • Bài tập với khăn tắm: Cuốn và đặt khăn tắm dưới cổ, nằm thư giãn trong khoảng 30 giây.
  • Động tác ngồi ngửa: Giữ tư thế đứng thẳng lưng, đặt tay bên hông, hướng lòng bàn tay ra ngoài. Thả lỏng cơ thể, giơ 2 tay lên cao, hướng mặt lên nhìn theo tay. Hít thở nhịp nhàng.

Gai xương tuy không phải là bệnh nan y nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Do đó hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh cũng như xây dựng cho mình một lối sống khoa học nhằm phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *