Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước, mặc dù không quá khó chữa nhưng cần phải điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh thường được chỉ định thuốc uống hoặc bôi để cải thiện căn bệnh này.

Bệnh ghẻ nước là gì?

Ghẻ nước là căn bệnh ngoài da có điểm đặc trưng là tình trạng ngứa ngáy và nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quảBệnh ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Bệnh có xu hướng phát triển mạnh vào mùa đông. Bệnh chủ yếu thường xảy ra ở những người sống trong môi trường điều kiện kém. Bệnh có thể được điều trị dễ dàng nhưng cũng có khả năng lây lan rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước

Do một loại ký sinh trùng ghẻ có tên Sarcoptes scabiei (bọ ve hay mặt ngứa) gây ra. Ký sinh trùng ghẻ có kích thước rất nhỏ, chỉ dài khoảng 0,3 – 0,5mm, tồn tại ở khắp mọi nơi mà mắt thường khó nhìn thấy. Chúng sẽ đẻ trứng và phát triển trên da, thải ra các chất khiến da bị kích ứng và dẫn đến bệnh ghẻ nước.

Một số yếu tố có thể tạo điều kiện cho ký sinh trùng xâm nhập:

  • Môi trường sống bị ô nhiễm
  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Sống trong môi trường đông đúc, chật chội
  • Ngập lụt, ẩm thấp

Triệu chứng bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước có thể gây ra một số dấu hiệu như:

  • Ngứa: Ban đêm, người bệnh sẽ bị ngứa nhiều hơn.
  • Da nổi nhiễu mụn nước: Mụn nước chứa dịch có thể bùng ra khi gãi ngứa. Mụn nước ngứa xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng ra các vùng da xung quanh.
  • Xuất hiện các rãnh ghẻ: Những con ghẻ cái khi đào hang và đẻ trứng sẽ tạo ra những đường rãnh trên bề mặt da, dài khoảng 2 – 4 mm.

Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quảtay bị ghẻ nước

Tuy nhiên, cần lưu ý các triệu chứng của bệnh ghẻ nước có nhiều điểm tương đồng với các vấn đề ngoài da khác như bệnh tổ đỉa, viêm da dị ứng, …

Bệnh ghẻ nước có lây không?

Ghẻ nước là căn bệnh có khả năng truyển nhiễm. Không chỉ lan rộng sang các vùng da lành trên cơ thể mà bệnh còn có thể lây cho người khác qua nhiều con đường khác nhau. Thậm chí bệnh có thể trở thành đại dịch nếu không được kiểm soát tốt.

– Bệnh ghẻ nước lây trực tiếp:

Bệnh ghẻ nước có thể lây truyền trực tiếp qua việc tiếp xúc da kề da như:

  • Ở chung
  • Nắm tay
  • Quan hệ tình dục
  • Chăm sóc, tắm rửa cho nhau

– Bệnh ghẻ nước lây gián tiếp:

  • Sử dụng chung khăn tắm
  • Ngủ cùng giường
  • Uống chung một ly nước…

Bệnh ghẻ nước có nguy hiểm không?

Ngoài khả năng lây lan, bệnh ghẻ nước còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hại cho sức khỏe như:

  • Nhiễm trùng, lở loét da.
  • Chàm hóa da.
  • Viêm cầu thận cấp.

Vì vậy, bạn không nên xem nhẹ khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Nên tiến hành thăm khám sớm và tích cực điều trị nếu không may mắc bệnh.

Cách chữa bệnh ghẻ nước

1. Cách chữa tại nhà

  • Tắm nước muối:

Lấy nước muối loãng được pha theo tỷ lệ 20gr muối/ 1 lít nước để lau chùi ghẻ nước 2 – 3 lần trong ngày nhằm đẩy lùi các triệu chứng bệnh.

Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quảChữa ghẻ nước bằng muối

Muối có tác dụng sát khuẩn mạnh nên được dùng để trị bệnh ghẻ nước.

  • Tắm lá đu đủ:

Dân gian thường sử dụng lá đu đủ nếu nước tắm rửa hàng ngày để chữa bệnh ghẻ nước. Áp dụng cách này 1 – 2 lần mỗi ngày trong ít nhất 20 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.

  • Mẹo chữa bằng lá xà sừ:

Lấy vài lá cây xà sừ nấu nước tắm hoặc sắc lấy nước đắp trực tiếp lên khu vực bị ghẻ nước.

  • Khắc phục bệnh bằng lá ba chạc:

Trong y học cổ truyền, lá ba chạc có vị đắng, tính mát, giúp giải độc, trị phong thấp, ngứa da và cả bệnh ghẻ nước.

  • Dùng nha đam điều trị bệnh ghẻ nước:

Dùng gel nha đam thoa lên da ngày 1 – 2 lần sẽ giúp xoa dịu cơn ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm trên da.

Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quảCách điều trị ghẻ nước bằng nha đam

Cách chữa bệnh ghẻ nước tại nhà đơn giản với nha đam.

2. Thuốc trị bệnh ghẻ nước

  • Thuốc D.E.P:

Thuốc D.E.P thường được điều chế dưới dạng chất lỏng không màu, không mùi. Bôi thuốc mỗi ngày 2 -3 lần, sau khoảng 3 ngày bệnh sẽ bắt đầu có sự tiến triển tốt.

Lưu ý: Chỉ bôi thuốc trong khu vực bị bệnh. Tránh để thuốc dính vào mắt hay niêm mạc miệng.

  • Benzyl Benzoate 33%:

Khi sử dụng, bạn bôi Benzyl Benzoate lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày (trừ da đầu và mặt). Nên để 3 ngày rồi tắm lại bằng nước ấm.

  • Kem Permethrin 5%:

Permethrin 5% được bôi từ cổ xuống tận chân, để khoảng 8 – 14 giờ rồi được tắm, bôi liên tục trong 1 tuần.

  • Lindane 1%:

Lấy một lượng thuốc Lindane 1% vừa đủ bôi lên khu vực da cần điều trị. Sau khoảng 8 giờ rửa sạch lại với nước. Loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho bà bầu và trẻ em.

  • Kem Eurax:

Liều dùng thông thường của Eurax được khuyến cáo là 2-3 lần/ngày. Tránh bôi kem lên vùng da nhạy cảm hoặc có tổn thương hở. Trẻ dưới 30 tháng tuổi và phụ nữ mang thai không được sử dụng.

Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quảThuốc Eurax chữa bệnh ghẻ nước

Eurax là kem bôi ngoài da có tác dụng chữa bệnh ghẻ nước.

  • Kem hoặc dầu crotamiton 10%:

Sau khi tắm xong, bạn lấy thuốc thoa từ cổ xuống đến chân, lập lại sau 24 giờ. Chờ khoảng 48 giờ kể từ khi thoa liều thuốc đầu tiên mới được tắm.

  • Thuốc mỡ lưu huỳnh:

Thuốc dùng an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Bạn tắm rửa sạch sẽ, lau khô da và bôi thuốc trong phạm vi bị bệnh. Tiếp tục bôi liều thứ 2 sau 24 giờ.

  • Ivermectin:

Thuốc được sử dụng theo đường uống với liều lượng duy nhất là 200 mcg/kg trọng lượng cơ thể. Dùng thuốc khi bụng đói để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chống chỉ định cho người đang mắc bệnh về tim mạch, phụ nữ mang thai và cho con bú.

  • Thuốc kháng histamin:

Một số loại thuốc được kê đơn như: Benadryl, Zyrtec, Chlor-Trimeton, Diphenhydramin, Dorotec, hay Claritin. Do có thể gây buồn ngủ, thường được khuyến cáo sử dụng vào buổi tối.

  • Thuốc chống nhiễm trùng, bội nhiễm:

Khi bệnh ghẻ nước gây biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn, bạn sẽ được dùng thêm các loại thuốc kháng sinh theo đường uống hoặc dung dịch thuốc mỡ bôi ngoài da như Milian hay Eosin 2%.

  • Vitamin B1, C:

Bổ sung thêm Vitamin B1, C nhằm tăng sức đề kháng, giúp tổn thương trên da nhanh chóng được chữa lành.

Một số điều cần lưu ý

Bệnh ghẻ nước rất dễ lây lan, đặc biệt là cho các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, song song với việc điều trị, công tác kiểm soát, ngăn chặn bệnh tái nhiễm hoặc lan rộng cũng cần được chú trọng thực hiện. Người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Giặt quần áo, đồ dùng cá nhân bằng nước nóng.
  • Hút bụi trong nhà.
  • Chặn đường lây lan bệnh.
  • Tránh gãi ngứa hoặc chạm tay vào vùng da bị tổn thương.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh ghẻ nước mà bạn có thể tham khảo. Việc nhận diện bệnh sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh được những ảnh hưởng đến cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm trên website dakhoamientrung.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *