Bệnh phong thấp là một tình trạng viêm khớp phổ biến, gây ra những cơn đau nhức, khó chịu ở các khớp xương, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp hơn ở người lớn tuổi. Vậy bệnh phong thấp là gì và chúng ta có những phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất hiện nay?
Bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp là gì?
Bệnh phong thấp, hay còn gọi là phong tê thấp, là một dạng bệnh viêm đa khớp dạng thấp liên quan đến sự hoạt động bất thường của hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng viêm ở các khớp, gân, và mô mềm quanh khớp. Người bệnh có thể gặp tình trạng đau nhức khớp, cứng khớp và có thể tạm thời không thể vận động.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh phong thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh về tim, phổi, thận, hệ thần kinh, viêm mạch máu, giảm khả năng di chuyển, và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai.
Triệu chứng phong thấp
Triệu chứng của bệnh phong tê thấp rất dễ nhận biết với nhiều biểu hiện điển hình. Tuy nhiên, cũng có nhiều người nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh xương khớp khác.
Triệu chứng của thấp khớp
Dưới đây là một số biểu hiện chính:
- Đau nhức, sưng nóng ở các khớp, thường là các khớp tại bàn tay, bàn chân.
- Cảm giác cứng khớp, đau khớp, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi ngồi lâu.
- Gặp tình trạng khó cử động tại các khớp bị phong thấp, khi cử động phát ra tiếng kêu.
- Vùng bắp thịt xung quanh khớp có biểu hiện đau, có biểu hiện yếu dần và gây teo cơ.
- Ở giai đoạn nặng, bệnh phong thấp gây biến dạng các khớp.
Tham khảo: Bệnh phong thấp ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị
Nguyên nhân dẫn đến phong thấp
Nguyên nhân thường xuất phát từ các yếu tố sau:
- Do yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu khoa học, yếu tố di truyền chiếm 50 – 60% khả năng gây ra bệnh phong thấp. Các gen được cho là có liên quan đến việc khởi phát của bệnh phong thấp gồm có: HLA-DR, PADI4, PTPN22.
- Do nội tiết tố: Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng sự mất cân bằng của estrogen và progesterone ở phụ nữ có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh phong thấp.
- Do truyền nhiễm: Khi các tác nhân truyền nhiễm như virus Epstein-Barr, virus cúm… tấn công vào các khớp có khả năng làm cho bệnh phong thấp xuất hiện.
- Một số yếu tố khác: Ngoài các yếu tố kể trên, các yếu tố như chấn thương, ảnh hưởng từ các bệnh xương khớp, thói quen sử dụng chất kích thích… cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh phong thấp xuất hiện.
Các cách điều trị bệnh phong thấp
Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học hiện đại, cách trị bệnh cũng khá đa dạng. Theo đó, có 2 cách chữa phổ biến nhất:
Điều trị từ Tây y
Để điều trị phong thấp bằng Tây y có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm như: prednisolone, paracetamol, diclofenac sodium, aspirin… kết hợp với các bài vật lý trị liệu theo tư vấn của chuyên gia.
Đối với trường hợp nặng có thể được chỉ định phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ để lại biến chứng nên bệnh nhân phong thấp cần cân nhắc kỹ khi quyết định thực hiện.
Xem ngay: Bệnh Phong Thấp Ra Mồ Hôi Tay Chân và Cách Điều Trị Dứt Điểm
Mẹo chữa phong thấp từ dân gian
So với việc sử dụng thuốc Tây hay biện pháp can thiệp ngoại khoa, mẹo dân gian được cho là khá phổ biến và tiện dụng trong điều trị bệnh phong thấp. Nhiều bệnh nhân thường xuyên áp dụng các bài chữa mẹo này vào quá trình điều trị tại nhà của mình.
Các bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau có thể kể đến như: bài thuốc từ cây chía vôi, lá lốt, cần tây…
Xem ngay: 5 cách chữa trị bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả nhất
Phương pháp điều trị bệnh phong thấp
Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh, nhưng các bài mẹo dân gian này chỉ có tác dụng “chữa ngắn” tạm thời, không đi sâu điều trị bệnh từ gốc. Do đó, bệnh nhân phong thấp vẫn phải tìm tới các phương pháp điều trị khác triệt để hơn.
Bệnh phong thấp nên ăn gì? Kiêng gì?
Một câu hỏi được đông đảo bệnh nhân phong thấp quan tâm không thể không kể đến “bệnh phong thấp nên ăn gì?” và “bệnh phong thấp nên kiêng gì?”. Dưới đây là những thông tin về chế độ dinh dưỡng lành mạnh dành cho người bị phong thấp:
- Bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi giúp chắc xương, tái tạo sụn khớp hiệu quả. Một số thực phẩm chứa canxi có thể kể đến như: hải sản (tôm, cua, ghẹ…), các chế phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phô mai,…).
- Bổ sung khoáng và vitamin đầy đủ sẽ tốt cho người phong thấp nâng cao sức đề kháng trong cơ thể, từ đó giúp ngăn chặn những cơn đau nhức.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày vừa giúp cơ thể thanh nhiệt vừa tạo điều kiện để đào thải hoàn toàn các độc tố tích tụ bên trong ra ngoài. Ngoài ra, việc bổ sung một số loại nước uống từ thảo dược đông y cũng rất có lợi cho người phong thấp. Chẳng hạn: nước quá chi, nước bạch thảo, chái ý dĩ…
Bệnh nhân bị phong thấp nên ăn gì?
Bệnh nhân phong thấp nên tuân theo một chế độ dinh dưỡng cân đối và lành mạnh. Ngoài việc chú ý bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh tốt cho bệnh phong thấp, bệnh nhân cũng cần lưu ý hạn chế sử dụng các loại thực phẩm được cho là “khắc tinh” của bệnh phong thấp như sau:
- Rượu, bia, các chất kích thích.
- Thực phẩm được chế biến sẵn.
- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
Trên đây là những thông tin cần thiết xoay quanh căn bệnh phong thấp. Bệnh nhân cần thêm thông tin chi tiết hoặc có nhu cầu được tư vấn, thăm khám, điều trị tại Trung tâm Nghiên cứu & ứng dụng Thuốc Dân Tộc vui lòng liên hệ Hotline: Hà Nội: (024)7109 6699; TP Hồ Chí Minh: (028)7109 6699; Quảng Ninh: (0203) 657 0128.