Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tái phát và biến chứng bằng nhiều cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về tình trạng viêm da dị ứng, giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh và cách chăm sóc sức khỏe da hiệu quả.
Viêm Da Dị Ứng Là Gì?
Bệnh viêm da dị ứng hay còn gọi là chàm cơ địa, đây là một bệnh da liễu mạn tính. Bệnh thường biểu hiện qua tình trạng viêm, ngứa, gây ra những tổn thương da dạng chàm.
Bệnh có xu hướng tiến triển theo từng đợt, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như da khô, ngứa, nổi mẩn đỏ. Ở những trường hợp nặng hơn, các mụn nước có thể xuất hiện và rỉ dịch.
Viêm da dị ứng là gì
Viêm da dị ứng là tình trạng tổn thương da thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Phân Loại Bệnh Viêm Da Dị Ứng
Bệnh viêm da dị ứng được phân thành nhiều thể, nhiều dạng. Cụ thể như sau:
Phân Loại Dựa Trên Thời Gian Phát Bệnh
Bệnh viêm da dị ứng được chia thành 2 thể chính gồm cấp tính và mãn tính với những đặc điểm sau:
- Thể cấp tính: Ở thể bệnh này, bệnh viêm da dị ứng có thời gian tiến triển ngắn, từ vài ngày đến vài tuần. Bệnh có các triệu chứng xuất hiện đột ngột như nóng rát, ngứa ngáy, phù nề, da khô, nổi mụn nước và chảy dịch…
- Thể mãn tính: Bệnh có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bệnh gây ra các đợt cấp tính tái diễn nhiều lần với tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra việc kiểm soát và điều trị viêm da cơ địa mãn tính cũng trở nên khó khăn hơn.
Phân Loại Dựa Trên Đặc Điểm Bệnh
Dựa vào đặc điểm bệnh, viêm da cơ địa được chia thành những dạng dưới đây:
- Viêm da dị ứng thời tiết: Bệnh bùng phát vào thời điểm giao mùa, khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi, quá lạnh và hanh khô.
- Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc: Triệu chứng bùng phát khi người bệnh tiếp xúc với những yếu tố có khả năng gây dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm, kim loại, nước độc có côn trùng…Nếu chăm sóc tốt người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn sau khoảng 1 – 4 tuần.
- Viêm da dị ứng bội nhiễm: Đây là thể nặng của bệnh viêm da dị ứng, xảy ra khi có dấu hiệu nhiễm trùng nhưng không được điều trị dẫn đến bội nhiễm. Ngoài các triệu chứng cơ bản như da sưng đỏ, ngứa, đau rát…người bệnh còn bị sốt, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi. Việc không kịp thời xử lý có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiều trường hợp còn bị hoại tử da.
- Viêm da dị ứng cơ địa: Bệnh bùng phát ở những người đang bị dị ứng hoặc có cơ địa dị ứng, thường bùng phát nhiều đợt trong năm.
Nguyên Nhân Gây Viêm Da Dị Ứng
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng, tuy nhiên cũng có thể do yếu tố di truyền. Chẳng hạn như:
- Chất tiếp xúc: Mỹ phẩm, hóa chất, chất tẩy rửa, lông thú, phấn hoa, len hoặc sợi tổng hợp, kim loại…
- Thời tiết: Thời tiết lạnh và hanh khô hay ẩm ướt. Bệnh cũng thường bùng phát vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.
- Thuốc: Như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm…
- Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị viêm da dị ứng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Bệnh lý: Những người mắc các bệnh lý tự miễn hoặc liên quan đến yếu tố cơ địa sẽ có nguy cơ bị viêm da dị ứng cao hơn. Chẳng hạn như bị dị ứng thực phẩm, bệnh chàm eczema…
Tiếp xúc với kim loại, hóa chất có thể gây viêm da dị ứng
Tiếp xúc với kim loại, hóa chất có thể gây viêm da dị ứng. Bệnh xảy ra phổ biến ở những trẻ dưới 5 tuổi. Thời gian bùng phát bệnh thường bắt đầu ở trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, triệu chứng giảm dần khi trẻ được 18 tháng tuổi. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn nhưng với tỷ lệ từ 2 – 5%.
Triệu Chứng Của Viêm Da Dị Ứng
Triệu chứng của viêm da dị ứng thường xuất hiện ở các vùng da hở, tiếp xúc nhiều với môi trường như mặt, cổ, cánh tay, chân,… Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Mẩn đỏ, ngứa: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh. Mẩn đỏ thường lan rộng thành từng mảng nhưng cũng có thể rải rác ở nhiều vùng da trên cơ thể, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Nổi mụn nước: Trên vùng da bệnh xuất hiện nhiều mụn nước, mụn bọc,… gây ngứa ngáy, rỉ dịch, tăng nguy cơ lở loét và bội nhiễm.
- Bong tróc: Các mảng da đóng vảy khô hoặc có dấu hiệu phồng rộp, bong tróc.
- Nạt nở: Da bị nạt nở, chảy máu, đau rát.
- Tăng sắc tố da: Những vùng da bệnh sẫm màu hơn bình thường.
Ở trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp thêm các phản ứng toàn thân như:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Chán ăn…
Những vị trí thường bị ảnh hưởng:
Hình Ảnh Viêm Da Dị Ứng
Một số hình ảnh nhận biết viêm da dị ứng:
Hình ảnh viêm da dị ứng ở mặt
Viêm da dị ứng ở mặt gây nổi ban đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
cách nhận biết viêm mói dị ứng
Viêm da dị ứng ở nách khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.
khi bị viêm mói dị ứng nên làm gì
Viêm da dị ứng ở lưng có thể lan nhanh sang các vùng da khác, gây ngứa ngáy nghiêm trọng.
Viêm Da Dị Ứng Có Lây Không?
Viêm da dị ứng không lây nhiễm, nhưng có tính di truyền. Bệnh gây ngứa ngáy, mẩn đỏ, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, bệnh không lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vùng da bị bệnh. Người có hệ miễn dịch tốt có thể chống đỡ với các tác nhân gây bệnh.
Bệnh có thể di truyền cho thế hệ con cái, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì vậy, người bệnh nên điều trị hiệu quả để hạn chế ảnh hưởng đến thế hệ sau.
ĐỌC NGAY: Viêm Da Dị Ứng Tiếp Xúc Có Lây Không?
Viêm Da Dị Ứng Có Chữa Được Không? Bao Lâu Thì Khỏi?
Không thể chữa khỏi bệnh viêm da dị ứng. Tuy nhiên những phương pháp chữa trị như thuốc, quang trị liệu… có thể giúp làm giảm các triệu chứng, chữa lành tổn thương trên da và ngăn các đợt bùng phát bệnh.
Thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phương pháp điều trị. Các trường hợp cấp tính có thể khỏi sau một vài ngày hoặc vài tuần, nhưng các trường hợp mãn tính rất khó kiểm soát bệnh, cần áp dụng các biện pháp ngăn đợt bùng phát. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các triệu chứng bệnh có thể tái phát lại.
Viêm Da Dị Ứng Có Nguy Hiểm Không?
Mặc dù gây ra nhiều triệu chứng khó chịu nhưng bệnh viêm da cơ địa gần như không gây nguy hiểm cho người bệnh. Với những tổn thương da gây mất thẩm mỹ và ngứa ngáy dữ dội, bệnh chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và tăng nguy cơ bội nhiễm nếu việc điều trị không được thực hiện đúng cách.
Để hạn chế biến chứng do bệnh lý này gây ra, bạn cần điều trị và chăm sóc da đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này cũng giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhất.
Bệnh viêm da dị ứng không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh
Bệnh viêm da dị ứng không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh.
Cách Chẩn Đoán Bệnh Viêm Da Dị Ứng
Thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng trên da, tìm kiếm những dấu hiệu và đặc điểm liên quan đến bệnh viêm da dị ứng hoặc chàm. Đồng thời người bệnh sẽ được hỏi về bệnh sử (bản thân và gia đình), thời điểm bùng phát bệnh và những yếu tố kích thích (như thực phẩm, hóa chất)…
Để chắc chắn hơn về tình trạng và tìm ra nguyên nhân, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm bổ sung như test dị ứng…
Sau chẩn đoán, người bệnh sẽ được điều trị với những phương pháp phù hợp nhất.
Cách Điều Trị Bệnh Viêm Da Dị Ứng
Điều trị viêm da dị ứng thường tập trung vào việc loại bỏ hoặc giảm tiếp xúc với chất gây kích ứng, nhằm làm dịu các triệu chứng và cải thiện tình trạng da. Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến:
1. Chữa Viêm Da Dị Ứng Bằng Lá Cây
Các cách chữa viêm da dị ứng bằng lá cây có thể giúp làm giảm ngứa, sưng tấy, kích ứng da. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị không cao, chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất.
Cách chữa viêm da dị ứng bằng lá cây:
- Lá trầu không: Giã nát, chà xát lên vùng da bị bệnh.
- Lá trà xanh: Đun sôi với muối, dùng nước tắm.
- Lá đơn đỏ: Chia làm 2 phần, 1 phần đun sôi, 1 phần giã nát chà xát.
- Lá mướp: Giã nát với muối, đắp lên vùng da bị bệnh.
2. Sử Dụng Thuốc Chữa Viêm Da Dị Ứng
Nếu tình trạng viêm da dị ứng không thuyên giảm sau khi điều trị tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc.
thuốc điều trị viêm mói dị ứng
Thuốc trị viêm da dị ứng có tác dụng kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Các loại thuốc điều trị viêm da dị ứng:
- Kem, thuốc mỡ dưỡng ẩm và chống ngứa: Giúp giảm ngứa, sưng tấy, và viêm da.
- Thuốc chống nhiễm trùng: Giúp điều trị nhiễm trùng da.
- Thuốc kháng histamin: Giúp giảm ngứa và chống lại các tác nhân dị ứng.
- Thuốc chống viêm đường uống: Giúp giảm viêm da trong các trường hợp nghiêm trọng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc.
- Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc và thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
THÔNG TIN HỮU ÍCH: Các loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả, an toàn.
3. Quang Trị Liệu Chữa Viêm Da Dị Ứng
Quang trị liệu là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với các trường hợp viêm da dị ứng nghiêm trọng. Trong đó tia UVB hoặc quang hóa trị liệu (PUVA) có thể được dùng để chiếu lên vùng da bệnh, giúp cải thiện các triệu chứng, bao gồm ngứa, sưng tấy, và viêm.
4. Điều Trị Viêm Da Dị Ứng Ở Trẻ Sơ Sinh
Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ em, thường bắt đầu trong năm đầu đời. Bệnh có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em
Viêm da dị ứng ở trẻ em có thể được khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Các biện pháp điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Dưỡng ẩm cho da trẻ.
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Các biện pháp điều trị y tế:
Nếu các triệu chứng của trẻ không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cho trẻ như:
- Thuốc bôi: Các loại thuốc bôi có tác dụng chống ngứa, viêm và nhiễm trùng.
- Thuốc uống: Các loại thuốc uống có tác dụng kiểm soát các triệu chứng nghiêm trọng của viêm da.
Viêm Da Dị Ứng Kiêng Gì, Ăn Gì Theo Lời Khuyên Chuyên Gia?
Có thể bạn chưa biết chế độ dinh dưỡng cũng góp phần trong việc làm giảm viêm và ngăn những đợt bùng phát của bệnh viêm da dị ứng. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng và một số điều nên kiêng khi chăm sóc da:
Chế độ dinh dưỡng:
- Kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng tằm, thịt béo, sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu tinh bột, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng…
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây, cá hồi, cá thu, thịt lợn, trứng, sữa chua,…
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Chăm sóc da:
- Tránh làm trầy xước da, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
- Mặc quần áo bằng chất liệu cotton, linen…
- Tránh xà phòng, sữa tắm và chất tẩy rửa có mùi hương hoặc tính tẩy quá mạnh.
- Kiêng tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, đeo đồ bảo hộ khi tiếp xúc.
- Không nên tắm quá lâu hoặc tắm bằng nước quá nóng.
- Dưỡng ẩm cho da 2-3 lần mỗi ngày, sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không có mùi hương.
Không nên tắm bằng nước quá nóng khi bị viêm da dị ứng
Không nên tắm bằng nước quá nóng khi bị viêm da dị ứng. Viêm da dị ứng là tình trạng phổ biến, có thể kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và chăm sóc da phù hợp. Người bệnh cần lưu ý thực hiện các biện pháp này một cách kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc sức khỏe làn da.
THÔNG TIN HỮU ÍCH: