Bệnh viêm tai giữa có lây không? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa là một căn bệnh phổ biến, nhưng nhiều người vẫn còn thắc mắc về khả năng lây lan của nó. Trên thực tế, vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa không lây truyền trực tiếp, nhưng một số virus và vi khuẩn có thể gây ra cảm cúm hoặc các bệnh đường hô hấp thì hoàn toàn có khả năng lây lan. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm tai giữa sẽ giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn hơn và biết cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa có lây không?Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa không phải là một bệnh lây lan. Vi khuẩn gây viêm tai giữa phát triển từ sự nhiễm trùng bên trong tai, không có khả năng truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, những loại siêu vi, vi khuẩn gây cảm cúm, virus gây cảm lạnh… có khả năng lây lan qua tiếp xúc. Do đó, chúng ta cần cẩn trọng với những yếu tố có thể kéo dài sự nhiễm trùng.

Viêm tai giữa hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm nếu người bệnh phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng nghe của người bệnh.

Nếu không điều trị kịp thời, viêm tai giữa sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.Nếu không điều trị kịp thời, viêm tai giữa sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Những cách điều trị bệnh viêm tai giữa

1. Điều trị nội khoa

Dùng thuốc

Sau khi chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ xác định mức độ bệnh lý và tiến hành chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,…

Người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng cách nhỏ thuốc tai. Thuốc nhỏ tai sẽ giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Dùng thuốcDùng thuốc

Đặt ống thông nhĩ

Đặt ống thông nhĩ cũng là một phương pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả. Ống thông nhĩ là một ống nhỏ bằng nhựa hoặc silicon. Thủ thuật đặt ống thông nhĩ vào tai sẽ giúp dịch mủ trong tai chảy ra ngoài. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng tắc dịch trong tai, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn ra bên ngoài.

Tham khảo thêm: Viêm tai giữa ế dịch phải làm sao? Cách chữa trị bệnh

2. Điều trị bằng y học cổ truyền

Các loại dược liệu, lá thuốc sẽ được chế biến để điều trị tại chỗ hoặc dùng ở đường uống. Hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, người bệnh cần khám và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền.

3. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu các phương pháp trên không đạt được hiệu quả hoặc tình trạng của bệnh quá nặng.

Thông thường, bác sĩ sẽ phẫu thuật làm sạch viêm nhiễm trong hòm nhĩ, phẫu thuật xương chũm,…

Điều trị ngoại khoaĐiều trị ngoại khoa

Trong trường hợp viêm tai giữa nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ tiếp tục được bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe. Bệnh nhân cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh đúng cách. Bên cạnh đó, cần giữ tinh thần lạc quan, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe mau chóng phục hồi.

Đọc thêm: Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Phòng tránh bệnh viêm tai giữa như thế nào?

Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng có nguy cơ mắc phải. Chúng ta cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh viêm tai giữa bằng những biện pháp sau:

  • Đối với trẻ nhỏ, cho trẻ bú mẹ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu mắc các bệnh đường hô hấp trên.
  • Giữ ấm cơ thể, giữ ấm tai khi trời lạnh.
  • Ăn uống đầy đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá.
  • Khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp trên cần điều trị sớm và dứt điểm.
  • Vệ sinh tai, mũi sạch sẽ.
  • Khi bơi lội cần phải có các dụng cụ bảo vệ tai, tránh để vi khuẩn xâm nhập.

Tóm lại, viêm tai giữa không phải là một bệnh lây lan. Chúng ta cần phòng tránh vi khuẩn gây các bệnh về đường hô hấp trên để hạn chế nguy cơ mắc viêm tai giữa.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *