Gai cột sống là một trong những vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người lớn tuổi. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động. Một câu hỏi mà nhiều bệnh nhân gai cột sống đặt ra là: “Có nên tập gym khi bị gai cột sống hay không?” Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra những lời khuyên hữu ích.
Có nên tập gym khi bị gai cột sống?
Gai cột sống và tác động đến việc tập gym
Gai cột sống thường khiến cho người bệnh cảm thấy không thoải mái khi tham gia các hoạt động thể thao, bao gồm cả gym. Điều này là do những cơn đau và sự khó chịu tăng lên khi phải vận động nhiều. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc tập gym đúng cách có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân gai cột sống.
Tập gym không chỉ giúp cải thiện vóc dáng mà còn nâng cao sức khỏe cho xương khớp, giúp giảm đau và cải thiện độ linh hoạt của cơ thể. Các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp có thể giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh cột sống, giảm áp lực lên các đĩa đệm và dây chằng bị tổn thương.
Xem thêm: Gai cột sống có nên uống canxi – Chuyên gia tư vấn
Một vài bài tập gym cho bệnh nhân gai cột sống nên thực hiện
Bài tập Hyperextension
- Nằm sấp trên ghế Hyperextension.
- Căn chỉnh sao cho phần đùi tiếp xúc với đệm ghế.
- Gót chân để ở đệm dưới, hai tay đan chéo trước ngực.
- Tiến hành uốn lưng xuống đến khi lưng trên song song với sàn tập.
- Giữ trong vài giây rồi trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện liên tục 5 – 7 lần động tác trên, 3 lần/bài tập.
Tập gym khi bị gai cột sống
Bài tập Squat
- Đứng vững trên sàn tập, mở rộng 2 chân một khoảng bằng vai.
- Đưa tay ra phía trước sao cho song song với mặt sàn.
- Ngồi xuống từ từ để phần mông, đùi và đầu gối thẳng hàng.
- Chú ý giữ thẳng cột sống, siết chặt hông.
- Giữ nguyên tư thế này trong 2 – 3 giây rồi trở về tư thế chuẩn bị.
- Lặp lại động tác 5 – 7 lần, thực hiện 2 – 3 lần/bài tập.
Những lưu ý cho người bệnh gai cột sống khi tập gym
Mặc dù bệnh nhân bị gai cột sống vẫn có thể tập gym nhưng cần thận trọng trong quá trình luyện tập để tránh những rủi ro phát sinh. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý:
1. Lựa chọn bài tập
Việc lựa chọn bài tập phù hợp là yếu tố quan trọng hàng đầu với người bệnh gai cột sống. Ở giai đoạn này, sức chịu lực của cột sống thường bị suy yếu. Chọn bài tập không phù hợp dễ khiến bạn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng, điển hình nhất là chấn thương.
Bài tập gym dành cho người bị gai cột sống
Khi bị gai cột sống, bạn nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, tránh tác động lực quá nhiều. Điều này đảm bảo rằng cột sống sẽ được kéo giãn với một định mức phù hợp. Bạn nên trao đổi trực tiếp với huấn luyện viên để được giới thiệu bài tập phù hợp.
Bạn có thể quan tâm: Các phương pháp mổ gai cột sống và địa chỉ phẫu thuật uy tín nhất.
2. Khởi động trước khi tập
Khởi động là bước cơ bản nhất không thể bỏ qua. Với bộ môn Gym nói riêng, việc khởi động quyết định rất nhiều đến hiệu quả tập luyện. Đặc biệt khi bạn đang bị gai cột sống thì càng phải lưu tâm đến vấn đề này.
Việc khởi động sẽ giúp cơ xương được thư giãn, đồng thời tăng cường khả năng chịu đựng áp lực của cột sống. Khởi động tốt sẽ giúp bạn dễ dàng thích nghi hơn với việc tăng dần cường độ tập luyện.
3. Kỹ thuật tập luyện
Tập luyện đúng kỹ thuật không chỉ đem lại kết quả tốt mà còn ngăn ngừa được các vấn đề chấn thương. Nhất là khi đang bị gai cột sống, nếu tập luyện không đúng kỹ thuật sẽ tạo áp lực xấu đến đường cong sinh lý. Nhiều trường hợp người bệnh còn có nguy cơ gặp phải vấn đề lệnh cột sống.
Kỹ thuật tập luyện rất quan trọng, đặc biệt là đối với người bị gai cột sống
Trong tập luyện bất kỳ động tác gym nào dù đơn giản hay phức tạp, bạn cũng cần chú ý thực hiện đúng kỹ thuật. Tuyệt đối không sử dụng tạ nặng khi tập để tránh gây áp lực cho cột sống. Tốt nhất, việc tập luyện nên được huấn luyện viên theo dõi sát sao.
4. Cường độ và thời gian tập
Cột sống đang tồn thương sẽ không thể chịu đựng nổi áp lực khi bạn tập luyện với cường độ cao trong thời gian dài. Chính vì vậy, mỗi ngày chỉ nên dành ra khoảng 30 – 45 phút cho những bài tập gym đơn giản.
Khi các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm, bạn có thể từ từ điều chỉnh cường độ và thời gian tập luyện cho phù hợp. Tuyệt đối không đột ngột thay đổi cường độ tập luyện bởi rất dễ khiến rủi ro phát sinh.
Tóm lại, người bệnh gai cột sống vẫn có thể tập gym bình thường. Tuy nhiên, cần tập luyện đúng cách và phù hợp với thể trạng để vừa hỗ trợ đỡ bệnh hiệu quả, vừa ngăn ngừa rủi ro phát sinh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sức khoẻ và dịch vụ y tế tại dakhoamientrung.vn.