
Cảm Nhận Bệnh Nhân

Phòng khám đa khoa Miền Trung được sự cấp phép của Sở Y Tế
Buồn tiểu nhưng không đi được (hay còn gọi là khó tiểu, bí tiểu) gây cảm giác vô cùng mệt mỏi, khó chịu khiến cuộc sống và công việc bị “xáo trộn” không thể tập trung. Đời sống tình dục cũng trở nên phiền toái, giảm ham muốn rõ rệt. Theo đó, các chuyên gia cũng đưa ra lời cảnh báo về mức độ nguy hiểm của tình trạng này đối với sức khỏe, sinh lý và sinh sản phái mạnh. Cùng tìm hiểu ngay về hiện tượng này để phát hiện và điều trị đúng cách, hiệu quả trong thời gian sớm.
Cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được (hiện tượng bí đái, bí tiểu) được mô tả là người bệnh có cảm giác mắc tiểu, bàng quang căng tức nhưng không đi tiểu được, hoặc chỉ rặn tiểu ra được vài giọt rất khó chịu.
Thông thường, tình trạng này có thể xuất hiện bất chợt, đột ngột ở một thời điểm trong ngày (thường là sau khi ngủ dậy), sau đó có thể biến mất sau một vài giờ hoặc kéo dài, xảy ra liên tục, lặp đi lặp lại tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.
✜ Bí tiểu cấp tính: Đây là trường hợp mà người bệnh có cảm giác buồn tiểu mà không đi được, diễn ra một cách đột ngột, phải dùng sức rặn tiểu, bụng căng tức hoặc co thắt.
✜ Bí tiểu mạn tính: Tình trạng này thường diễn ra trong thời gian dài, khi tiểu xong cảm giác tiểu không hết, tiểu khó, dòng nước tiểu yếu, đôi khi nước tiểu không thoát ra được. Kèm theo đó, bệnh nhân bị căng tức bàng quang, bụng dưới, vùng trước xương mu…
Theo chuyên gia y tế cho biết, mắc tiểu nhưng không tiểu được là một trong các biểu hiện bất thường của rối loạn tiểu tiện. Theo thống kê, tình trạng này gặp nhiều hơn ở người sau 30 tuổi và tăng dần theo tuổi tác. Cụ thể, tình trạng này xuất hiện từ các nguyên nhân nguy hiểm sau đây:
Khi qua lỗ niệu đạo của nam giới, các vi khuẩn, nấm, virus gây hại, tấn công sâu vào bên trong ống niệu đạo gây sưng, viêm, phù nề sẽ khiến đường tiểu bị tổn thương và hẹp đi. Dòng nước tiểu chảy ra đi ngang qua vết viêm gây đau rát, xót, hoặc bị mắc tiểu nhưng không đi được do vết viêm phình to làm tắc nghẽn.
Các viêm nhiễm xảy ra ở vùng kín như: viêm âm đạo, nhiễm nấm, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung… khiến chị em gặp tình trạng ngứa ngáy, đau rát, niêm mạc âm đạo sưng tấy đỏ, gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, bị mắc tiểu mà tiểu không được.
Các vi khuẩn gây hại đi từ niệu đạo (hoặc âm đạo) di chuyển ngược dòng lên đường tiết niệu hoặc vi khuẩn Ecoli từ đường ruột tấn công, khiến đường tiết niệu (ống dẫn tiểu, bàng quang) bị viêm. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: buồn tiểu nhưng không đi được, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, bị đau và nóng rát khi tiểu, tiểu rắt-tiểu nhiều lần, tiểu buốt, thậm chí bệnh nặng còn gây tình trạng tiểu ra mủ, tiểu ra máu.
Khi niệu đạo bị sẹo xơ hoặc xuất hiện sỏi ở niệu quản, bàng quang, thận (do bị tích tụ và lắng đọng canxi trong thời gian dài) sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện. Khi sỏi càng lớn sẽ làm cản trở đường thoát ra của nước tiểu, từ đó sẽ khiến người bệnh bị tiểu khó, tiểu đau, bị buồn tiểu nhưng không đi được, tiểu rắt – mắc tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít.
Kích thích bàng quang (viêm bàng quang kẽ, hội chứng đau bàng quang) đây là tình trạng mãn tính, khiến người bệnh thường xuyên bị bí tiểu, buồn tiểu nhưng không đi được, người mệt mỏi, khó chịu, cuộc sống và sinh hoạt đều bị xáo trộn.
Đây là nguyên nhân bí tiểu rất hiếm gặp, bệnh tiến triển âm thầm khó nhận biết, bệnh nhân thấy căng tức ở bàng quang khó chịu, đến khi các khối u ở bàng quang to, làm hẹp hoặc tắc lỗ niệu đạo. Khi nội soi bàng quang sẽ thấy khối u nằm ở cổ bàng quang
Các bệnh ở tuyến tiền liệt như: Viêm tuyến tiền liệt (do vi khuẩn xâm nhập); u xơ tuyến tiền liệt (do tăng sinh hình thành khối u lành tính); u tuyến tiền liệt ác tính… các căn bệnh này đều ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện, tiểu khó, tiểu đau, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể tác động gây chứng buồn tiểu mà tiểu không được như: Do tuổi tác, stress hoặc căng thẳng kéo dài, thường xuyên lạm dụng bia rượu,…
Tình trạng buồn tiểu nhưng không đi tiểu được không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày của người bệnh mà gây hàng loạt các ảnh hưởng đến sức khỏe, như:
⇒ Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ… khiến người bệnh không thể nào tập trung làm việc, chất lượng công việc suy giảm
⇒ Làm giảm ham muốn tình dục; dẫn đến tình cảm rạn nứt, đổ vỡ hạnh phúc gia đình
⇒ Dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm như: Chức năng bàng quang bị suy giảm; lây nhiễm ngược dòng lên gây viêm thận, suy thận…
⇒ Bí tiểu mạn tính có thể dẫn tới viêm phúc mạc, thậm chí tử vong do sốc
Các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện này khiến người bệnh “đứng ngồi không yên” hàng giờ. Do đó, đừng tùy tiện điều trị tại nhà khi chưa xác định được bệnh lý. Người bệnh cần đi khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
Thông qua các đánh giá, kiểm tra cần thiết như: xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi niệu đạo – bàng quang, chụp CT… tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể. Từ đó mới có thể đánh giá bệnh tình và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp
Các phương pháp điều trị hiện đại đang được áp dụng tại Đa khoa Miền Trung:
+ Thông tiểu: Với người buồn tiểu nhưng không đi được (bí tiểu) thì cần thông tiểu để giải phóng nước thải ra khỏi cơ thể, giảm triệu chứng đau tức và khó chịu ở bàng quang. Quá trình thông tiểu cần đảm bảo dụng cụ y tế vô trùng, tránh bị viêm nhiễm chéo.
+ Phương pháp nội khoa: Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị, thuốc hỗ trợ thư giãn cơ thắt niệu đạo, thuốc hỗ trợ tuyến tiền liệt… trong trường hợp viêm nhiễm nhẹ, làm thông thoáng đường tiểu. Bác sĩ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để kê đơn thuốc phù hợp.
+ Liệu pháp miễn dịch chuyên sâu CRS: Kết hợp các phương pháp nội khoa và chiếu sóng trị liệu hiện đại như: Sóng ngắn, sóng viba, sóng âm tần,...sẽ giúp tiêu viêm, diệt khuẩn/nấm, loại bỏ viêm nhiễm, ổn định hoạt động tiểu tiện.
+ Các kỹ thuật ngoại khoa: Tiểu phẫu nội soi tán sỏi, tiểu phẫu xâm lấn tối thiểu trong trường hợp bị tắt nghẽn niệu đạo… mang lại hiệu quả nhanh và độ an toàn cao.
Liên Hệ Ngay Đa Khoa Miền Trung - Địa Chỉ Khám Chữa Bệnh Nam Khoa Uy Tín Tại Đà Nẵng
✛ Gọi đến số Hotline: 0236 36 11111 - Tư vấn miễn phí 24/24
✛ Để lại số điện thoại trên BoxChat – BS sẽ liên hệ lại tư vấn
✛ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h hằng ngày (kể cả T7, CN, lễ, tết)
Hi vọng những thông tin vừa rồi đã giúp các bạn hiểu được chứng buồn tiểu nhưng không đi được, mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe, từ đó chủ động hơn trong công tác khám chữa bệnh. Mọi vấn đề còn thắc mắc về bệnh lý, cách chữa, chi phí điều trị… hãy Nhấn ngay vào khung chat bên dưới để Chat riêng với BS.
Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:
- Tư vấn qua số điện thoại 0236 36 11111
- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.
Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám bệnh vui lòng bấm vào tư vấn tư vấn.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Thời gian tư vấn
08:00 - 20:00
(Tất cả các ngày trong tuần)
Số điện thoại
0236 36 11111
Gọi để được bác sĩ tư vấn