
Cảm Nhận Bệnh Nhân

Phòng khám đa khoa Miền Trung được sự cấp phép của Sở Y Tế
Khi bạn chậm kinh (trễ kinh), điều đầu tiên bạn nghĩ đến là mang thai. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Nếu chậm kinh thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp “trục trặc”, bạn có thể mắc bệnh phụ khoa, rối loạn nội tiết tố… cần thăm khám và tìm ra nguyên nhân, khắc phục kịp thời.
Theo các chuyên gia Y tế cho biết “Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ khác nhau, tuy nhiên một chu kỳ bình thường sẽ giao động từ 28-30 ngày, có thể chênh lệch 3-5 ngày do sinh hoạt hoặc lối sống…”. Do đó, loại trừ mang thai, nếu bạn không có kinh trong 35 ngày trở lên sau kỳ kinh cuối cùng và thường xuyên lặp lại, trên 2 chu kỳ thì cần cẩn trọng với những nguyên nhân say đây:
Đây là nguyên nhân thường gặp gây chậm kinh thường xuyên. Thường gặp ở những bạn nữ thường xuyên thức khuya, căng thẳng, stress, lo âu, tâm lý không ổn định… Bởi khi có sự bất ổn trong tâm lý sẽ kích thích sản sinh nhiều hormone cortisol. Lượng hormone dư thừa này có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt, có thể đến sớm, đến trễ hoặc thậm chí là mất kinh vài tháng mới có một lần.
Rối loạn ăn uống như chán ăn, bỏ bữa, ăn uống thiếu chất, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đóng hộp hoặc sử dụng nhiều cà phê, bia rượu. Hoặc bị chứng “cuồng ăn” có thể là một trong những lý do khiến bạn thường xuyên trễ kinh. Những rối loạn này có thể khiến cơ thể thiếu cân hoặc thừa cân, làm rối loạn các chức năng trong cơ thể và từ đó gây cản trở quá trình rụng trứng.
Theo nghiên cứu, bên cạnh thiếu cân, suy dinh dưỡng thì phụ nữ bị béo phì, thừa cân với vòng 2 tích nhiều mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh. Vì vậy, bạn cần kiểm soát cân nặng của mình, không quá thấp cũng không quá cao để kinh nguyệt diễn ra suôn sẻ như bình thường.
Mặc dù việc tập thể dục là tốt cho cơ thể và nên được thực hiện. Tuy nhiên, việc tập thể dục quá mức mà không bổ sung đủ lượng calo cần thiết. Điều này khiến cho cơ thể không sản xuất đủ lượng estrogen, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, biểu hiện thường thấy là chậm kinh, mất kinh.
Hiện nay, tỉ lệ phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh buồng trứng đa nang là rất cao. Đây cũng là nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn.
Buồng trứng đa nang là tình trạng cơ thể phụ nữ sản xuất nhiều androgen hơn (còn được gọi là nội tiết tố nam). Cơ thể mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến sự xuất hiện các nang nhỏ trong buồng trứng, cản trở quá trình phóng noãn và rụng trứng, khiến chị em bị chậm kinh thường xuyên, kinh nguyệt ra ít, 2-3 tháng mới có kinh một lần. Bên cạnh đó còn kèm theo một số các dấu hiệu khác như: nổi mụn, da nhờn, rậm lông, rụng tóc nhiều, tăng cân…
Đối với nữ giới, hệ thống cơ quan sinh dục là một tổng thể phức tạp, có sự tác động tới kinh nguyệt – khả năng sinh sản nữ giới. Do đó, khi chị em mắc các bệnh phụ khoa, thường gặp như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, tắc vòi trứng, viêm vùng chậu… cũng có thể là nguyên nhân gây chậm kinh thường xuyên, chảy máu âm đạo bất thường, mất kinh.
Bên cạnh đó, chị em có thể nhận thấy các biểu hiện khác như: đau bụng dưới, vùng kín sưng, ngứa hoặc đau rát, khí hư ra nhiều bất thường, quan hệ đau đớn, giảm ham muốn tình dục…
Tuyến giáp là một tuyến sản xuất hormone nội tiết có chức năng điều chỉnh số lượng tế bào trong các mô của cơ thể và các hormone của tuyến giáp cũng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Nếu chị em mắc bệnh tuyến giáp cũng có thể gây chậm kinh nguyệt. Nếu số lượng hormone quá nhiều (cường giáp) hoặc quá ít (suy giáp), nó có thể làm cho máu kinh nguyệt của chị em chảy ít, nhiều và không đều, và có thể làm mất kinh trong vài tháng, còn được gọi là vô kinh.
Bệnh tuyến giáp có thể có các triệu chứng sau: thay đổi khẩu vị ăn uống, tay run, mất ngủ, dễ mệt mỏi, tim đập loạn nhịp, hay bị hồi hộp và lo lắng…
Phụ nữ sử dụng đồng thời các biện pháp tránh thai nội tiết như viên uống, thuốc tiêm, que cấy… cũng sẽ làm quá trình rụng trứng trong cơ thể bị ngưng trệ, dẫn đến chậm kinh, vô kinh.
Ngoài việc uống các loại thuốc trên, những người dùng thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, corticosteroid và thuốc hóa trị có nhiều khả năng bị chu kỳ kinh nguyệt không đều.
✶ ✶ Lưu ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân chậm kinh thường gặp, một số lý do khác chưa được đề cập. Chị em nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và khắc phục hiệu quả. Đối với những chị em có chu kì kinh nguyệt không đều, chị có thể thế mang thai bất cứ lúc nào. Do đó, khi bị chậm kinh có thể theo dõi và lưu ý đến vấn đề này, tốt hơn hết là nên đi xét nghiệm beta hCG hoặc siêu âm chẩn đoán chính xác hơn.
Để nâng cao sức khỏe, khắc phục những vấn đề phụ khoa, cải thiện chu kì kinh nguyệt đều đặn cho chị em thì Phòng Khám Đa Khoa Miền Trung (280-282 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng) là cơ sở y tế áp dụng nhiều phương pháp chữa chậm kinh, mất kinh hiệu quả như:
♦ Điều trị bằng thuốc: Phương pháp này sử dụng thuốc có tác dụng điều trị bệnh lý, cân bằng nội tiết tố, thúc đẩy sự tuần hoàn máu ở tử cung, loại bỏ sự tắt nghẽn, điều hòa khí huyết và tăng cường chức năng sinh lý của cơ thể.
Lưu ý: Chị em không nên tự ý mua thuốc uống điều kinh, áp dụng các mẹo vặt dân gian… khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ vì có thể dẫn tới phản ứng phụ của thuốc, khiến bệnh thêm nặng và khó điều trị hơn
♦ Điều trị bằng kỹ thuật hiện đại: Tùy từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ có phương án chữa trị phù hợp, bao gồm: phương pháp Dao Leep, Oxygene, các kỹ thuật vật lý trị liệu (chiếu sóng ngắn, sóng viba hồng quang…) giúp cải thiện chu kì kinh nguyệt được cân bằng, an toàn, hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, chị em có thể thực hiện một số giải pháp hỗ trợ sau đây để giúp chu kì kinh nguyệt ổn định, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể:
1. Thay đổi lối sống tích cực, khoa học, tránh thức khuya, giảm thiểu căng thẳng. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ; tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, cũng như các loại rau và hạt chứa axit béo omega 3 rất tốt cho kinh nguyệt suôn sẻ. Đồng thời, cần tránh các thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, có chất bảo quản và chất làm ngọt nhân tạo…
3. Thói quen tập thể dục: Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày có thể giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh và chu kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra đều đặn. Các bài tập như thiền hoặc yoga có thể là lựa chọn của bạn để giảm căng thẳng và cải thiện lưu thông trong cơ thể.
Bên trên là một số điều cơ bản về hiện tượng Chậm kinh thường xuyên: Nguyên nhân và cách khắc phục mà các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Miền Trung cung cấp. Nếu còn vấn đề nào chưa rõ cần được bác sĩ tư vấn, hãy gọi ngay tới Hotline: 0236 36 11111 hoặc Nhấp Vào Bảng Chat bên dưới để trao đổi thêm thông tin trực tiếp và miễn phí.
Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:
- Tư vấn qua số điện thoại 0236 36 11111
- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.
Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám bệnh vui lòng bấm vào tư vấn tư vấn.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Thời gian tư vấn
08:00 - 20:00
(Tất cả các ngày trong tuần)
Số điện thoại
0236 36 11111
Gọi để được bác sĩ tư vấn