Dị ứng thời tiết là tình trạng bệnh lý gây khó chịu cho nhiều người, đặc biệt là trong những ngày thời tiết thay đổi thất thường. Đây là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi gặp các tác nhân trong môi trường, liên quan đến thời tiết như phấn hoa, không khí quá nóng hoặc quá lạnh. Dù bệnh không nguy hiểm, nhưng các triệu chứng có thể gây ra nhiều khó khăn cho người mắc.
Vậy dị ứng thời tiết có tự khỏi được không? Theo các chuyên gia, triệu chứng dị ứng thời tiết thường có xu hướng tự khỏi sau khoảng thời gian bùng phát. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng tổn thương và biện pháp cải thiện, thời gian tự khỏi bệnh cũng khác nhau. Tuy nhiên, gần như các trường hợp dị ứng đều có khả năng tự bùng phát ngay sau đó hoặc khi gặp điều kiện thuận lợi.
Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?
Dị ứng thời tiết xảy ra khi một người có phản ứng dị ứng với những tác nhân trong môi trường, liên quan đến thời tiết (như phấn hoa, sự thay đổi nhiệt độ…). Bệnh thường không nguy hiểm nhưng các triệu chứng có thể gây ra nhiều khó chịu.
Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu dị ứng thời tiết có tự khỏi hay không. Theo chuyên gia, triệu chứng dị ứng thời tiết thường có khả năng tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tùy theo mức độ nghiêm trọng và tình trạng bệnh nhân, thời gian tự khỏi cũng có thể khác nhau. Nếu được chăm sóc đúng cách, triệu chứng bên ngoài da có thể biến mất hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày.
Triệu chứng dị ứng thời tiết Biểu hiện của triệu chứng dị ứng thời tiết – Đối với các trường hợp dị ứng nhẹ
Lúc này, các tổn thương bên ngoài da chỉ vừa xuất hiện nên dễ dàng kiểm soát và xử lý hơn. Bệnh thường tự suy giảm sau vài tiếng. Nếu được chăm sóc đúng cách, sau 1 – 2 ngày thì các triệu chứng bên ngoài cũng sẽ biến mất hoàn toàn.
Triệu chứng dị ứng thời tiết Biểu hiện của triệu chứng dị ứng thời tiết – Đối với trường hợp dị ứng thời tiết mãn tính
Thời gian phát bệnh kéo dài, tổn thương đã lan rộng và có biểu hiện viêm nhiễm thì thời gian bệnh tự biến mất sẽ kéo dài hơn. Bệnh nhân có thể mất khoảng 1 – 2 tuần để khắc phục các biểu hiện của bệnh.
Dị ứng thời tiết mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm. Vì vậy khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh bùng phát dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nên làm gì khi bị dị ứng thời tiết?
Mặc dù triệu chứng dị ứng thời tiết không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài, nó có ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Dị ứng thời tiết còn gây ra một số biến chứng nghiêm trọng trên da như tổn thương da, viêm nhiễm,… Do đó, khi phát hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân nên tìm hiểu phương pháp khắc phục và điều trị kịp thời.
Để điều trị viêm da dị ứng do thời tiết, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc chống dị ứng, bệnh nhân cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và kiêng khem hợp lý để hạn chế bệnh bùng phát nghiêm trọng hơn.
Hiện nay, việc điều trị dị ứng thời tiết thường được chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc cụ thể như:
- Thuốc kháng sinh, điều trị viêm nhiễm.
- Nhóm thuốc chữa corticosteroid ngăn ngừa viêm.
- Thuốc kháng histamine để giảm nhanh các triệu chứng ngứa da.
- Kem, thuốc dưỡng ngoài da để làm mềm da, giảm viêm sưng và một số phản ứng dị ứng tại chỗ.
Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không? Giữ ẩm cơ thể và vùng da bị kích ứng
Cuối cùng bạn cũng có thể nắm rõ dị ứng thời tiết có tự khỏi được không. Để đẩy nhanh quá trình tự khỏi bệnh, bạn cần chăm sóc da và cơ thể một cách thích hợp, tránh tiếp xúc chất gây dị ứng.
Những điều cần lưu ý khi bị dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết có khả năng tự khỏi khi bệnh nhân nắm rõ và thực hiện theo một số lưu ý dưới đây:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ kích ứng: Như lông động vật, phấn hoa, một số thực phẩm dễ gây kích ứng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm. Tốt nhất, bệnh nhân nên liệt kê tất cả những thứ gây dị ứng đối với cơ thể và tránh tiếp xúc với chúng khi thời tiết thay đổi.
- Hạn chế cọ gãi, cào xước: Việc cọ gãi, cào xước khiến cho vùng da bị kích ứng bị tổn thương và ngay càng tái phát. Để hạn chế được những tổn thương, khi có triệu chứng ngứa bệnh nhân có thể chườm ấm hoặc bôi gel chống ngứa.
- Dưỡng ẩm cho da: Dị ứng thời tiết có thể khiến cho da khô, bong tróc và dễ kích ứng hơn. Vì vậy, để hạn chế tổn thương, bệnh nhân nên dùng kem dưỡng ẩm cho da khi vừa tắm xong. Nếu bạn thuộc tuýp người da khô thì cần căn nhắc đến việc dưỡng ẩm thường xuyên bằng dầu hoặc gel dưỡng ẩm chuyên dụng.
- Tắm bằng nước ấm: Bệnh nhân bị dị ứng thời tiết có thể được khắc phục khi tắm bằng nước ấm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tắm bằng nước thảo dược như nước lá khế, nước chè,….
- Giữ ẩm cho cơ thể: Người có cơ địa nhạy cảm nên giữ ẩm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường.
- Lựa chọn trang phục phù hợp: Nên lựa chọn trang phục có chất liệu dễ thấm hút, thoáng mát và hạn chế sử dụng trang phục len, tránh tình trạng kích ứng da.
Tóm lại, dị ứng thời tiết có thể tự khỏi được. Để đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh, bạn nên chăm sóc da một cách thích hợp và tránh tiếp xúc chất gây dị ứng.
Hãy truy cập dakhoamientrung.vn để tìm hiểu thêm về sức khỏe và dịch vụ y tế đa khoa.