Hậu Covid là một tình trạng sức khỏe mà nhiều bệnh nhân mắc phải sau khi hồi phục khỏi Covid-19, trong đó triệu chứng phổ biến nhất là khó thở. Đây không chỉ là di chứng thông thường mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về nguyên nhân gây khó thở hậu Covid, triệu chứng nhận biết và cách xử trí kịp thời giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
1. Nguyên Nhân Gây Khó Thở Hậu Covid
Theo Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai, khoảng 42-66% bệnh nhân Covid-19 ghi nhận tình trạng khó thở hậu Covid. Trong quá trình nhiễm virus, nhiều bệnh nhân gặp phải những tổn thương phổi như: xơ phổi, xẹp phổi, hội chứng rối loạn hô hấp cấp. Những tổn thương này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của hệ hô hấp và khả năng trao đổi khí trong phế nang. Đây chính là lý do dẫn đến tình trạng khó thở hậu Covid ở nhiều bệnh nhân.
Khó thở do tổn thương phổi trong quá trình mắc bệnhKhó thở hậu Covid là do tổn thương phổi khi mắc bệnh.
2. Triệu Chứng của Khó Thở Hậu Covid
Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp nhất của tình trạng khó thở hậu Covid:
- Khó thở: Người bệnh cảm thấy ngột ngạt, đè tức lồng ngực, thở nhanh, nóng. Khó thở tăng lên khi người bệnh hoạt động như nói chuyện, làm việc.
- Các triệu chứng kèm theo: Ho khan kéo dài, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp, tức ngực, chóng mặt, buồn nôn.
- Chỉ số SpO2: Chỉ số SpO2 giảm dưới 95%.
Khó thở là triệu chứng thường gặp nhấtKhó thở là triệu chứng thường gặp nhất trong các di chứng hậu Covid.
3. Cách Điều Trị Khó Thở Hậu Covid
Di chứng khó thở ảnh hưởng đến sinh hoạt, có thể gây nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng. Do đó, người bệnh không nên chủ quan và cần có biện pháp chữa trị, phục hồi chức năng từ sớm.
3.1 Cách xử trí khi bạn bị khó thở đột ngột
Khi gặp cơn khó thở đột ngột, bệnh nhân nên chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn và cải thiện các triệu chứng này:
- Giữ bình tĩnh: Nếu bạn hoảng loạn, cơ thể sẽ cần nhiều oxy hơn vốn có và khiến tình trạng khó thở thêm trầm trọng. Vì vậy, lúc này bạn cần giữ bình tĩnh bằng cách nhìn sang các đồ vật xung quanh để phân tán sự chú ý.
- Nghỉ ngơi: Ngừng các việc đang làm, tìm không gian thoải mái nhất để thư giãn.
- Thực hiện các bài tập hô hấp: Mím môi và hít vào bằng mũi trong 2 nhịp, giữ nguyên 3-5 giây. Sau đó, thở ra bằng miệng trong 4 nhịp, giữ môi chùm lại như hồi xưa. Động tác này có công dụng đẩy được lượng khí cặn trong phổi ra ngoài, tiếp nhận khí mới, giảm khó thở.
- Tập trung vào nhịp thở đều đặn, nhịp nhàng.
- Tăng lưu thông không khí: Có thể sử dụng quạt tay để tăng thêm lưu lượng không khí lưu thông qua mũi, giúp bạn giảm cảm giác khó thở hơn.
- Uống trà nóng: Một cốc trà gừng nóng cũng là một giải pháp tốt cho bệnh nhân đang gặp tình trạng hậu Covid khó thở.
Thực hiện bài tập hô hấp.Hãy thực hiện bài tập hô hấp để giảm tình trạng khó thở.
3.2 Các bài tập luyện giúp khắc phục khó thở hậu Covid
Ngoài việc dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sau khi mắc Covid, người bệnh nên luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe hệ hô hấp. Theo BS Hồ Thanh Lịch, Trưởng khoa hồi sức Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn, bệnh nhân mắc Covid nên tập thở, tập phục hồi chức năng ngay trong giai đoạn điều trị.
- Tập thở: Người mắc Covid khó thở cần thực hiện theo hướng dẫn từ Bộ y tế và các bác sĩ. Các bài tập thở như: thở mím môi, thở cơ hoành, thở bụng thư giãn.
- Đi bộ: Người bệnh nên dành ra 30 phút đi bộ mỗi ngày để cải thiện tình trạng khó thở. Ngoài ra, bệnh nhân nên kết hợp đi bộ và hít thở đều đặn. Duy trì đều đặn sẽ giúp sức khỏe nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường sau 2-3 tuần.
- Làm việc với tần suất vừa phải: Người bệnh tránh các động tác khom lưng, mang vác nặng hoặc gắng sức. Với những người có công việc đặc thù, hãy đề xuất người khác giúp đỡ.
3.3 Sử dụng thuốc điều trị hậu Covid khó thở
Việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị hậu Covid khó thở cần có sự tư vấn từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
- Theo Y học hiện đại: Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị như: thuốc kháng sinh, thuốc ho không kê đơn, các liệu pháp xịt, hít, khí dung phế quản.
- Theo Y học cổ truyền: Sử dụng các loại thuốc đại bổ nguyên khí, nâng cao chính khí và bổ phế. Công dụng của các thuốc này là phục hồi cơ thể hậu Covid, nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng khó thở, hụt hơi một cách hiệu quả.
3.4 Điều trị hồi sức cho bệnh nhân khó thở hậu Covid
Những bệnh nhân có các di chứng suy hô hấp cấp, nhiễm trùng hô hấp nặng cần được điều trị tích cực tại khoa hồi sức. Người bệnh sẽ được thở oxy và dùng các thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
4. Hậu Covid Khó Thở Có Nguy Hiểm Không?
Nhìn chung, tình trạng hậu Covid khó thở sẽ cải thiện trong 2-3 tuần kể từ khi âm tính với virus. Sau 2-3 tháng tình trạng này sẽ hết nếu bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý.
Với những bệnh nhân khó thở nhiều ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, ăn, nói chuyện nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp sớm. Đây là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở phổi vẫn âm thầm diễn ra gây nguy hiểm cho người bệnh. Một số tổn thương phổi mà bệnh nhân có thể gặp như viêm phổi kẽ, xơ phổi, tắc mạch máu phổi.
Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi là dấu hiệu nguy hiểm.Tình trạng khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi là dấu hiệu cho thấy phổi đang bị tổn thương hậu Covid.
5. Hậu Covid Khó Thở Khi Nào Cần Đi Khám Bác Sĩ?
Bạn cần theo dõi những dấu hiệu sau để kịp thời đi thăm khám, loại trừ những nguy hiểm có thể gặp phải.
5.1 Dấu hiệu cấp cứu
Khi có những triệu chứng sau, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất:
- Khó thở nhiều, thở hổn hển, phải gắng sức khi thở.
- Đau tức ngực lan lên hàm hoặc xuống cánh tay, vai lưng.
- Đau tức ngực vùng ngực trái.
Bệnh nhân nên đi khám ngay nếu có dấu hiệu đau ngực trái.Hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất nếu gặp khó thở kèm đau ngực trái.
5.2 Dấu hiệu cần phải đi khám bác sĩ khi bị khó thở
Người bệnh có những triệu chứng sau cần được đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Thở khò khè.
- Hậu Covid khó thở khi nằm.
- Khó thở ngay cả khi vận động nhẹ hoặc đang nghỉ ngơi.
- Khó thở trong khi ăn uống, nói chuyện.
- Có triệu chứng căng cứng, nuốt sặc.
5.3 Những đối tượng cần đi khám hô hấp sau khi mắc Covid
Những bệnh nhân thuộc các nhóm sau nên đi khám sau khi khỏi bệnh để được kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe.
- Gặp tình trạng hậu Covid khó thở kéo dài, không thuyên giảm, nhất là sau 3-4 tuần.
- Sau khi đã tư vấn từ bác sĩ như chế độ nghỉ ngơi, dùng thuốc, tập phục hồi chức năng nhưng không cải thiện.
- Những bệnh nhân mắc Covid nặng phải điều trị tại bệnh viện. Đặc biệt là những bệnh nhân có tổn thương phổi trong quá trình bệnh, những bệnh nhân phải sử dụng oxy trong khi điều trị.
Vậy bệnh nhân bị hậu Covid sẽ khám những gì? Tùy thuộc vào tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe sẽ có những xét nghiệm, cần làm liên quan. Một số loại xét nghiệm, thăm dò thường được chỉ định:
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp Xquang ngực không chuẩn bị, chụp cắt lớp vi tính (CT) lồng ngực để đánh giá tổn thương phổi.
- Đánh giá chức năng thông khí phổi: Đánh giá xem bệnh nhân có bị rối loạn thông khí hay không.
- Siêu âm tim: Kiểm tra những bệnh lý tim mạch có liên quan.
- Xét nghiệm thường quy khác: Sinh hóa máu, công thức máu.
6. Lưu Ý Khi Bị Hậu Covid Khó Thở
Để đảm bảo an toàn và nhanh chóng hồi phục, bệnh nhân hậu Covid khó thở cần thực hiện các lưu ý sau:
6.1 Chế độ ăn uống
Bệnh nhân nên ăn uống đa dạng các chất để nạp lại năng lượng cho cơ thể và chia nhỏ bữa ăn để hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm tốt hơn. Người bệnh nên ưu tiên thêm các thảo dược bổ phế vào thức ăn như: đương quy, hoàng kỳ, hồi sơn. Ngoài ra, các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ cũng được chuyên gia khuyên dùng. Chúng có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm cho phổi rất tốt.
Bổ sung đa dạng các chất.Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
6.2 Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập
Trong 7-10 ngày đầu tiên này, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động gắng sức như mang vác nặng, leo cầu thang nhiều… Vì các hoạt động đó sẽ khiến nhu cầu oxy của cơ thể cao hơn trong khi phổi vẫn đang có những tổn thương sau Covid. Điều này dẫn đến việc cơ thể không được cung cấp đủ oxy gây khó thở, tức ngực, đau đầu chóng mặt.
Thay vào đó, người bệnh hãy lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng để tăng thông khí phổi, cải thiện chức năng hô hấp. Một số bài tập có thể tham khảo là tập thở chúm môi, tập thở bụng, hít sâu thở đều trong 5-10 phút hàng ngày, đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.
Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí khi bệnh nhân gặp tình trạng di chứng hậu Covid khó thở. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại thông tin bên dưới để được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của Thuốc Dân Tộc tư vấn hoàn toàn miễn phí.