Điều trị bệnh lỵ hiệu quả bằng phác đồ kháng sinh đặc hiệu

Điều trị bệnh lỵ bằng phác đồ kháng sinh phù hợp

Bệnh lỵ là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam, gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Shigella. Hệ thống chăm sóc sức khỏe cần có những phác đồ điều trị phù hợp nhằm chống lại các loại vi khuẩn này và kiểm soát triệu chứng một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về điều trị bệnh lỵ bằng các phác đồ kháng sinh hiệu quả, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về phương pháp điều trị.

1. Phác đồ kháng sinh

Hiện nay, hầu hết các trường hợp bị bệnh lỵ do vi khuẩn gây ra đều phản ứng tốt với thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc chỉ định thuốc kháng sinh cần dựa vào kinh nghiệm và sự phân lập của mầm bệnh trong từng trường hợp cụ thể.

Điều trị bệnh lỵ hiệu quả bằng phác đồ kháng sinh đặc hiệuĐiều trị bệnh lỵ bằng phác đồ kháng sinh phù hợp

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ nguyên tắc không lạm dụng và không dùng kéo dài. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm:

  • Ciprofloxacin: Sử dụng dưới dạng uống với liều lượng khuyến cáo:
    • Trẻ em: 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong vòng 3 ngày.
    • Người lớn: 500mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong vòng 3 ngày.
  • Azithromycin: Sử dụng dưới dạng uống với liều lượng:
    • Trẻ em: 12mg/kg trong ngày đầu tiên, giảm xuống còn 6mg/kg trong 4 ngày tiếp theo.
    • Người lớn: Liều 1g duy nhất trong ngày.
  • Ceftriaxon: Sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch với liều lượng như sau:
    • Trẻ em: 50 – 100mg/kg/ngày, dùng trong 2 – 5 ngày.
    • Người lớn: 2g/ngày, dùng trong 2 – 5 ngày.

2. Điều trị triệu chứng

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, hỗ trợ điều trị triệu chứng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát tiến triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều trị.

Cải thiện mất nước, cân bằng điện giải

Bệnh nhân sẽ được thăm khám, xác định mức độ mất nước, rối loạn điện giải và nguy cơ biến chứng để tiến hành bổ sung nước và chất điện giải với lượng cần thiết.

Điều trị bệnh lỵ hiệu quả bằng phác đồ kháng sinh đặc hiệuTiến hành bổ sung nước và chất dịch để cải thiện triệu chứng mất nước do tiêu chảy, nôn ói quá mức

  • Trường hợp mất nước nhẹ: Cho bệnh nhân dùng Oresol (ORS – Oral Rehydration Solution). Có thể thay thế bằng nước đường hoặc nước cháo pha một nhúm muối nếu không có sẵn Oresol.
  • Trường hợp mất nước trung bình & nặng: Kết hợp vừa uống ORS vừa truyền dịch qua đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ biến chứng. Các loại dịch truyền tĩnh mạch thường dùng là Ringer lactat, glucose 5%, natri clorua 0.9%…
  • Trường hợp thiếu hụt kali:
    • Bổ sung kali dạng uống Kaleorid liều 2 – 4g/ngày.
    • Truyền tĩnh mạch kaliclorua với lượng phù hợp tùy theo mức độ thiếu hụt kali.
    • Nếu có biến chứng nhiễm toan cần chỉ định bổ sung natri bicarbonat.

3. Hạ sốt

Sốt cao khi bị kiết lỵ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tình trạng hôn mê và thậm chí gây tử vong nếu không hạ sốt kịp thời, nhất là ở trẻ em. Do đó:

  • Uống thuốc Paracetamol 20 – 30mg/kg/24 giờ.
  • Dùng thuốc an thần Gardenal liều 2 – 4mg/kg/ngày.
  • Các mẹo giảm sốt như chườm lạnh, quạt mát, xoa cổ tay cũng là lựa chọn hữu ích.

4. Kiểm soát và hỗ trợ tim mạch

Trong trường hợp kiết lỵ nặng, có các triệu chứng rối loạn mạch, nhịp tim sẽ được chỉ định dùng:

  • Spartein 0.05mg tương đương 1 – 2 ống/ngày, dùng dưới dạng tiêm bắp.
  • Trường hợp nhịp tim nhanh cần dùng Uabain 1/4mg, truyền tĩnh mạch chậm 250ml dung dịch glucose 5%.

5. Hỗ trợ trị liệu cho bệnh nhân kiết lỵ

Với các chỉ định y tế sau:

  • Dùng vitamin B1 liều khuyến cáo 30 – 50mg/ngày dưới dạng tiêm hoặc uống.
  • Dùng vitamin C liều 500mg/ngày dưới dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

6. Cải thiện các triệu chứng khác

  • Chườm ấm giảm đau bụng.
  • Thụt tháo bằng dung dịch thuốc tím 0.02%, liều 100 – 150ml/ngày trong trường hợp phân chưa thành khuẩn.
  • Uống dung dịch axit chlohydric + pepsin mỗi lần 1 thìa trước bữa ăn 15 phút hoặc dùng viên nang neopeptine liều 1 viên/lần, dùng 2 lần/ngày nếu bệnh nhân có biểu hiện chán ăn.

7. Chế độ dinh dưỡng

Trong quá trình điều trị kiết lỵ, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân mắc kiết lỵ.

Điều trị bệnh lỵ hiệu quả bằng phác đồ kháng sinh đặc hiệuĂn uống dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân mắc kiết lỵ

  • Ưu tiên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu và chứa đủ các dưỡng chất cần thiết. Càng về những ngày cuối của quá trình điều trị, có thể ăn đặc dần sau đó quay trở lại ăn uống bình thường.
  • Tránh những món ăn thô, cứng, khó tiêu, chế biến nhiều dầu mỡ, nặng vị, thực phẩm tanh hôi;
  • Không nhịn đói quá 24 tiếng và không ăn hạn chế quá 3 – 4 ngày;
  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa phụ thay vì ăn quá nhiều trong một bữa, riêng với trẻ sơ sinh nên tăng cường cho bú sữa mẹ;

Sau khi điều trị kiết lỵ tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được cho ra viện khi không còn triệu chứng bệnh, không còn tiêu chảy, nôn ói, sức khỏe phục hồi ổn định, ăn uống lại bình thường. Khi ra viện vẫn cần phải theo dõi thường xuyên cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Bài viết cung cấp thông tin chi tiết và cần thiết về việc điều trị bệnh lỵ, nhằm giúp bạn đọc có hiểu biết rõ hơn về tình trạng bệnh cũng như quy trình điều trị. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập vào website dakhoamientrung.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *