Rối loạn chức năng sàn chậu là một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Sự mất cân bằng trong cơ chế và cấu trúc của sàn chậu có thể dẫn tới các triệu chứng như đau đớn, khó khăn trong việc kiểm soát các chức năng sinh lý thiết yếu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ trình bày những biện pháp điều trị hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng rối loạn này một cách tích cực.
Liệu pháp phản hồi sinh học
Phản hồi sinh học là một trong những liệu pháp điều trị rối loạn chức năng sàn chậu phổ biến nhất hiện nay. Nghiên cứu cho thấy khoảng 75% bệnh nhân mắc căn bệnh này đã cải thiện tình trạng bệnh sau khi áp dụng phương pháp này. Liệu pháp này nhằm mục đích rèn luyện và nâng cao sức mạnh các nhóm cơ sàn chậu.
Để thực hiện điều này, các chuyên gia sẽ chỉ định áp dụng nhiều cách khác nhau. Có thể sử dụng các cảm biến, truyền các kích thích điện hoặc siêu âm, xoa bóp sàn chậu để giúp các cơ dãn thả lỏng, phục hồi khả năng phối hợp linh hoạt.
Liệu pháp phản hồi sinh học Liệu pháp phản hồi sinh học giúp phục hồi sức mạnh cho các cơ sàn chậu.
Vật lý trị liệu cơ sàn chậu
Vật lý trị liệu cơ sàn chậu thường được áp dụng song song với liệu pháp phản hồi sinh học. Chuyên gia sẽ xác định các cơ ở vùng lưng dưới, xương chậu và sàn chậu để tiến hành tác động kéo căng, giúp cải thiện khả năng phối hợp giữa các nhóm cơ, phục hồi khả năng vận động.
Bài tập Kegel hoặc một số bài tập khác thường đem lại lợi ích tích cực trong việc cải thiện tình trạng rối loạn sàn chậu. Đồng thời, khi cơ sàn chậu khỏe cũng đồng nghĩa với việc cải thiện tình trạng tiêu cực không tự chủ, tăng độ nhạy cảm và khoái cảm khi quan hệ tình dục.
Hướng dẫn thực hiện
- Ngồi thoải mái và siết cơ sàn chậu từ 5 – 10 lần;
- Lưu ý không nín thở và phải siết chặt cơ mông, bụng cùng lúc;
- Sau khi đã quen với động tác này, chuyển sang siết chặt từng nhóm cơ riêng lẻ trong vòng vài giây;
- Tăng dần tần suất và số lượng siết cơ, lưu ý phải có khoảng nghỉ giữa các lần siết để đạt hiệu quả tốt nhất;
- Kiên trì tập luyện trong thời gian dài sẽ đạt kết quả cải thiện tình trạng rối loạn sàn chậu rõ rệt.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc chủ yếu nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng do rối loạn sàn chậu gây ra. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Điều trị bằng thuốc Tiêm thuốc là một trong những phương pháp điều trị rối loạn chức năng sàn chậu.
- Thuốc tiêm: Tiêm các chất độn như Botulinum toxin giúp phục hồi khả năng đóng mở bàng quang dễ dàng, cải thiện các triệu chứng rối loạn sàn chậu hiệu quả.
- Thuốc giãn cơ sàn chậu: Nhóm thuốc giãn cơ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn chức năng sàn chậu. Giúp ngăn không cho các cơ co thắt quá mức.
- Thuốc giảm đau: Tùy mục đích độ đau nhiều hay ít bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau dạng uống hoặc tiêm.
- Thuốc nhuận tràng: Sử dụng thuốc nhuận tràng hàng ngày có tác dụng làm mềm phân và hỗ trợ cải thiện chức năng sàn chậu mới khi đại tiện. Các loại thường dùng như MiraLAX hoặc Colace.
Pessary âm đạo
Đối với phụ nữ bị rối loạn chức năng sàn chậu, có thể sử dụng vòng nâng âm đạo để cải thiện tình trạng này. Đây là thiết bị được làm từ chất liệu nhựa, với thiết kế kích thước vừa vặn với âm đạo nhằm hỗ trợ nâng âm đạo, tử cung hoặc trực tràng. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng tiểu tiện không tự chủ hoặc sa tử cung.
Phẫu thuật
Rất hiếm trường hợp bị rối loạn chức năng sàn chậu phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những phương pháp điều trị được ghi nhận trong y học. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu nhằm tái tạo lại vùng chậu. Bao gồm một loạt các phẫu thuật như phẫu thuật tái tạo âm đạo, nội soi và phẫu thuật hỗ trợ bằng robot.
Phẫu thuật Phẫu thuật xâm lấn là phương pháp rất hiếm khi được chỉ định để điều trị rối loạn sàn chậu.
Tùy theo vị trí cơ sàn chậu và cơ quan bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các phương pháp phẫu thuật phù hợp. Chẳng hạn như:
- Phẫu thuật Đại bàng quang: Chỉ định trong trường hợp bàng quang bị rò rỉ máu khi thực hiện các hoạt động cần sức.
- Xương cùng Colpopexy: Phẫu thuật sa xương cùng thường chỉ định cho những trường hợp âm đạo hoặc tử cung sa khỏi vị trí ban đầu.
- Treo dây chằng xương cùng: Nhằm mục đích gắn âm đạo vào dây chằng cùng gai của phụ nữ bằng chỉ khâu;
- Đặt chỉ tử cung: Được thực hiện thông qua ống âm đạo bằng phương pháp nội soi hoặc robot. Thủ thuật này nhằm mục đích đưa âm đạo về đúng vị trí ban đầu;
Phẫu thuật điều trị rối loạn sàn chậu đem lại hiệu quả cao, cải thiện bệnh nhanh chóng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và sớm trở về cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, mỗi phương pháp phẫu thuật đều tiềm ẩn những rủi ro khó lường trong và hậu phẫu. Do đó, hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu, giảm nguy cơ biến chứng.
Chăm sóc hỗ trợ tại nhà
Ngoài các biện pháp trên, các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện các mẹo chăm sóc tại nhà dưới đây để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả:
Chăm sóc tại nhà Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp cân bằng chức năng sàn chậu như rau xanh, trái cây có tính axit thấp và giàu chất xơ.
- Các kỹ thuật thư giãn an toàn như thiền định, yoga, châm cứu…;
- Tắm nước ấm hoặc xông hơi ấm giúp giảm đau vùng chậu;
- Thay đổi thói quen sinh hoạt như đại tiện đúng giá, tránh căng thẳng khi đi vệ sinh;
- Thay mới các đồ dùng cá nhân hoặc sử dụng đồ lót một lần, gần miệng lót có thể tái sử dụng để tránh nguy cơ nhiễm trùng do tiêu không tự chủ;
- Nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày hoạt động năng suất;
- Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp cân bằng chức năng sàn chậu như:
- Trái cây và các loại rau có tính axit thấp như dưa, chuối, mơ, cà rốt;
- Các loại gia vị như gừng, tỏi, nghệ, rau mùi tây, vỏ chanh;
- Chất béo lành mạnh như dầu dừa, dầu ô liu, dầu hạt nành;
- Nấm, khoai lang;
- Uống nhiều nước, trà thảo mộc;
- Tránh sử dụng thực phẩm có tính axit cao như chanh, cam, quả nam việt quất, đồ uống có ga, rượu bia, caffein, thức ăn cay, đồ uống và các chất tạo ngọt;
Việc kết hợp đồng bộ các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp phục hồi chức năng sàn chậu hiệu quả, giúp bệnh nhân tìm lại được sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt nhất. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và được tư vấn, các bạn có thể truy cập dakhoamientrung.vn.