Bệnh sốt rét là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gây ra bởi ký sinh trùng. Việc phát hiện và điều trị sớm không chỉ giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng nguy hiểm mà còn kiềm chế sự lây lan của bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị sốt rét một cách hiệu quả nhất.
Theo thống kê, trên thế giới hiện có khoảng 100.000 loại thuốc điều trị sốt rét. Những loại thuốc này được phân loại dựa trên từng nguồn gốc, thành phần, cấu trúc cũng như mục tiêu điều trị. Trong số đó, một số thuốc đặc hiệu với tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét có thể kể đến như sau:
Thuốc điều trị sốt rét
Các Thuốc Điều Trị Sốt Rét
- Thuốc Artersunate:
- Dạng viên 50mg, tổng liều khuyến cáo là 16mg/kg cân nặng.
- Ngày đầu tiên dùng 4mg/kg/ngày.
- Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7, sử dụng 2mg/kg/ngày, mỗi lần cách nhau 8 tiếng.
- Thuốc Aterakine:
- Chế phẩm tổng hợp giữa Dihydroartermisinin và Piperraquine, dạng viên 360mg.
- Ngày đầu tiên uống 4 viên x 2 lần, mỗi lần 2 viên và cách nhau 8 tiếng.
- Ngày thứ 2 và 3 uống 1 lần 2 viên/ngày.
- Thuốc Chloroquin:
- Dạng viên 250mg, liều dùng khuyến cáo như sau:
- Người lớn: 4 viên x 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 tiếng; sau ngày đầu tiên giảm liều xuống 2 viên/lần.
- Trẻ em: Liều tối đa 25mg/kg. Ngày đầu tiên dùng 10mg/kg sau mỗi 6 tiếng, ngày 2 và 3 dùng 1 lần/ngày liều 5mg/kg.
- Dạng viên 250mg, liều dùng khuyến cáo như sau:
- Thuốc Artemisinin:
- Dạng viên 250mg với liều dùng như sau:
- Ngày đầu tiên uống 20mg/kg x 3 lần, mỗi lần cách nhau 8 tiếng. Trong đó, lần 1 là 10mg/kg và lần 2, 3 là 5mg/kg.
- Từ ngày 2 đến ngày 7,dùng tối đa 10mg/kg x 2 lần, mỗi lần cách nhau 8 tiếng.
- Dạng viên 250mg với liều dùng như sau:
- Thuốc Primaquine:
- Dạng viên 13.2mg, thường được chỉ định dùng kết hợp với 1 trong 4 loại thuốc trên. Liều khuyến cáo 2 viên/ngày x 10 ngày đối với người lớn và 0.5mg/kg x 10 – 14 ngày đối với trẻ em > 2 tuổi.
Việc sử dụng thuốc điều trị sốt rét đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên một số thuốc có thể chữa khỏi sốt rét hoàn toàn nhưng đi kèm theo một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc do bác sĩ yêu cầu để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Biểu Hiện Tác Dụng Phụ Khi Dùng Thuốc
Trong trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như tiêu hóa kém, đau đầu, mất ngủ, nhạy cảm với ánh sáng, thiếu máu, co giật, rối loạn tâm lý, suy giảm thể lực… Hãy thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Chăm sóc tích cực bệnh nhân sốt rét
Chăm Sóc Tích Cực Bệnh Nhân Sốt Rét
Bệnh nhân sốt rét cần được chăm sóc tích cực song song với việc dùng thuốc nhằm cải thiện triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị, sớm hồi phục sức khỏe. Các biện pháp tích cực bao gồm:
- Hạ sốt:
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ít nhất 6 – 8 ly/ngày.
- Chườm mát và lau người để giảm thân nhiệt.
- Mặc quần áo mát, chất liệu thấm hút mồ hôi.
- Dùng quạt điện hoặc mở cửa sổ tạo không khí thoáng mát, không nên bật máy lạnh.
- Bù nước và chất điện giải:
- Cung cấp cho bệnh nhân sốt rét bằng thuốc Oresol.
- Chế độ dinh dưỡng:
- Bệnh nhân nên ăn uống bình thường, ưu tiên những món chế biến loãng, thanh đạm như cháo, súp, canh hầm…
- Uống các loại nước ép trái cây bổ sung vitamin, khoáng chất như cam, chanh…
- Vệ sinh răng miệng:
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng và súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
- Vệ sinh thân thể:
- Lau người bằng cách sử dụng nước ấm, thay mới quần áo, drap giường thường xuyên.
- Nghỉ ngơi:
- Hạn chế hoạt động nặng, tăng cường nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.
Đối với bệnh nhân sốt rét nặng, nếu xuất hiện hiện tượng run rẩy không nên ăn trực tiếp để ngăn ngừa triệu chứng trào ngược, thay vào đó nên đặt sonde dạ dày trong trường hợp có chỉ định.
Việc chọn lựa và thực hiện đúng phương pháp điều trị bệnh sốt rét là rất quan trọng. Hãy tham khảo các thông tin chi tiết hơn tại website dakhoamientrung.vn để có biện pháp điều trị và chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình.