
Cảm Nhận Bệnh Nhân

Phòng khám đa khoa Miền Trung được sự cấp phép của Sở Y Tế
Cột sống là thành phần trụ cột giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể, kéo dài từ xương chẩm cho đến xương cụt bao gồm cổ, ngực và lưng. Trong số này thì các đốt sống lưng thường chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương dẫn đến thoái hóa nhất, đặc biệt là hai đốt sống lưng L4 L5. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 giúp bạn hiểu rõ hơn.
Theo cấu tạo giải phẫu của cơ thể, cột sống gồm 33 đốt xương, trong đó có: 7 đốt sống cổ C1 - C7, 12 đốt sống ngực T1 - T12, 5 đốt sống lưng L1 - L5, 5 đốt sống cùng S1 - S5 và 4 đốt sống cụt.
Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng hai đốt sống cuối cùng của cột sống lưng l4 L5 bị suy giảm chức năng, lớp sụn khớp bị bào mòn làm trơ ra hai đầu xương lồi lõm. Do L4 - L5 là hai đốt sống thắt lưng nằm ở vị trí thấp nhất của cột sống và làm các nhiệm vụ như cùng với khớp, đĩa đệm, hệ thống dây chằng giúp cơ thể đứng thẳng, giữ thăng bằng, hỗ trợ nâng đỡ cho phần thân phía trên thực hiện các động tác như xoay, cúi gập, vặn mình,... mà hai đốt sống này dễ bị chấn thương hơn những đốt sống lưng còn lại.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống l4 l5 được chia thành 2 nhóm chính. Cũng giống như nhiều bệnh lý xương khớp khác, thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 sẽ được khắc phục nếu xác định được đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Những người ở độ tuổi trung niên và người già có tỷ lệ mắc cao hơn cả. Lý do chính là bởi quá trình lão hóa xương tỷ lệ thuận với tuổi tác nên khi tuổi ngày càng tăng cũng đồng nghĩa với việc chức năng xương khớp đang kém dần.
Những chấn thương khi bị tai nạn, chấn thương do chơi thể thao, tham gia giao thông,... khiến cho xương khớp bị tổn thương, sau khi lành cũng không lành lại hoàn toàn hay không điều trị dứt điểm đều đã những nguyên nhân thoái hóa đốt sống lưng l4 l5.
Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh là dân văn phòng, thợ may, lái xe,... cũng rất cao. Lý giải cho điều này là do những đối tượng làm việc này ít vận động, phải ngồi lâu một chỗ để làm việc dẫn đến cột sống không được hoạt động thường xuyên, tệ hơn là ngồi sai tư thế kéo dài khiến đốt sống l4 l5 bị thoái hóa. Ngoài ra, những người lao động nặng, phải mang vác trong thời gian dài làm đốt sống lưng dễ bị tổn thương, lâu dần gây ra thoái hóa rất khó chữa.
Người thừa cân, béo phì có trọng lượng cơ thể rất lớn, khiến cho cột sống bị quá tải. Từ đó làm cho đốt sống lưng, nhất là đốt sống l4 l5 bị tổn thương và thoái hóa.
Các báo cáo lâm sàng cho thấy, những đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê thì cột sống có nguy cơ thoái hóa cao hơn người bình thường. Giải thích cho nguyên do này là bởi các chất kích thích này cản trở những chất dinh dưỡng thiết yếu cung cấp cho đốt sống.
Nguy cơ bị hẹp cột sống và các bệnh viêm nhiễm xương khớp ở những người tuổi cao là rất lớn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng l4 l5.
Khi đĩa đệm bị thoát vị, bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh và gây ra thoái hóa. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoái hóa đốt sống l4 l5 mà người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên chú ý.
Là tình trạng đĩa đệm bị phồng lồi, sưng tấy gây chèn ép rễ thần kinh. Tương tự như thoát vị đĩa đệm, tình trạng này kéo dài lâu ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa.
Việc phát hiện ra bệnh sớm để có biện pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng. Người bệnh có thể phát hiện ra bệnh thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 qua những dấu hiệu nhận biết sau đây:
Bởi vì thoái hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể, ai cũng phải trải qua, bao gồm cả thoái hóa xương khớp. Vì vậy mục đích chính của điều trị thoái hóa nói chung đều là điều trị bảo tồn. Có hai hướng điều trị chính là Tây y hoặc Đông y mà người bệnh có thể lựa chọn.
Tùy theo mức độ đau của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây chữa thoái hóa như:
Cần lưu ý những loại thuốc này đều là các loại thuốc gây ra áp lực lớn cho gan, thận, dạ dày nên cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng.
Một số phương pháp vật lý trị liệu hiện đại ngày nay cũng thường được chỉ định để hỗ trợ quá trình điều trị cho bệnh nhân. Các kỹ thuật thường được sử dụng có thể kể đến: chườm nóng lạnh, sử dụng sóng ngắn, sóng siêu âm, kích thích điện, các bài tập kéo giãn cơ hay dùng tia hồng ngoại để điều trị.
Chỉ khi các phương pháp trên đã được chỉ định mà vẫn không đem lại hiệu quả mong muốn, thậm chí bệnh tiến triển xấu nhanh chóng thì các bác sĩ mới xem xét đến biện pháp phẫu thuật. Vì đây là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng nên phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Một số thủ thuật ngoại khoa có thể được áp dụng như: cắt bỏ gai xương cột sống, loại bỏ dịch nhầy của khối thoát vị, thay thế đốt sống hoặc đĩa đệm l4 l5 bằng cấu trúc nhân tạo, tái cấu trúc cột sống bị tổn thương.
Thoái hóa đốt sống lưng theo quan niệm của Đông y là do hàn thấp, phong nhiệt ứ trệ, khí huyết tích tụ lưu thông kém, can thận hư suy. Do đó, Đông y chia thoái hóa đốt sống lưng thành nhiều thể bệnh khác nhau. Căn cứ vào thể bệnh mà bạn mắc phải, Đông y sẽ áp dụng các bài thuốc điều trị thích hợp, có thể kết hợp với các biện pháp châm cứu, xoa bóp để cải thiện tình trạng đau nhức, khôi phục lại chức năng của can thận.
Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, diện chẩn là liệu pháp dùng kim châm hoặc dùng tay tác động lên các huyệt trên cơ thể nhằm khu phong trừ thấp, giãn các gân cơ, dây chằng, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông đến các vị trí bị tổn thương, giúp giảm các triệu chứng đau nhức do thoái hóa mang lại, hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 hiệu quả.
Tuy nhiên bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên về Đông y hoặc y học cổ truyền để được để áp dụng các biện pháp trên một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 mà có thể bạn sẽ cần. Hy vọng qua bài viết các bạn đọc đã phần nào hiểu thêm về căn bệnh này và không còn chủ quan với những triệu chứng của bệnh. Chúc các bạn đọc thật nhiều sức khỏe!
Nếu còn vấn đề thắc mắc, xin liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0236 36 11111 hoặc có thể đến khám chữa bệnh trực tiếp tại số 280-282 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng, chúng tôi hoạt động từ 8h sáng đến 20h tất cả các ngày trong tuần (cả ngày lễ).
Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:
- Tư vấn qua số điện thoại 0236 36 11111
- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.
Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám bệnh vui lòng bấm vào tư vấn tư vấn.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Thời gian tư vấn
08:00 - 20:00
(Tất cả các ngày trong tuần)
Số điện thoại
0236 36 11111
Gọi để được bác sĩ tư vấn