Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị thoát vị rốn

Hình ảnh điều trị nội khoa cho trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn

Trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn cần được theo dõi và tái khám thường xuyên cho đến khi trẻ được 4 tuổi, với mục đích phát hiện kịp thời sự phát triển bất thường. Trong trường hợp trẻ đã có bất thường và gây biến chứng, bắt buộc phải can thiệp điều trị y tế bằng phương pháp phù hợp.

1. Điều trị nội khoa

Những trẻ được chẩn đoán kết quả bị thoát vị rốn sẽ được lên kế hoạch điều trị từ trước nhằm phòng tránh nguy cơ phải nhiễm nội tạng. Nội tạng bị phải nhiễm sẽ được phủ một lớp vải lót ấm, vô trùng và không dính (loại thường dùng là miếng gạc thấm dầu parafin) nhằm đảm bảo vô trùng tuyệt đối, giảm thiểu nguy cơ bộc lộ.

Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị thoát vị rốnHình ảnh điều trị nội khoa cho trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn
Phương pháp điều trị nội khoa là phương pháp tạm thời được áp dụng trước khi phẫu thuật nhằm ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng.

Sau đó, trẻ sơ sinh sẽ được truyền dịch tĩnh mạch, truyền kháng sinh phổ rộng (các loại thường dùng là ampicillin hoặc gentamicin), kết hợp đặt ống thông mũi – dạ dày. Phương pháp này nhằm bù đắp lượng dịch cần thiết do trẻ bị thoát vị rốn thường bị mất nước lớn từ ruột.

Cuối cùng là thăm khám để chẩn đoán các dị tật trước khi thực hiện phẫu thuật xử lý tình trạng thoát vị rốn. Trường hợp khối thoát vị lớn nhưng khoang bụng lại quá nhẽ không đủ chỉ định nội tạng sẽ phải thực hiện phương pháp bao phủ nội tạng bằng túi hoặc silo chất liệu silicone polymer. Cách này giúp giảm kích thước khối thoát vị và tăng kích thước khoang bụng, đến mức đủ để bao phủ hết các nội tạng mới tiến hành phẫu thuật.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong điều trị thoát vị rốn, được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Thoát vị rốn gây biến chứng tắc nghẽn, kẹt, mất máu ra ngoài;
  • Trẻ sau 4 tuổi vẫn còn bị thoát vị rốn;
  • Chẩn đoán cho thấy vòng rốn có đường kính > 1.5cm;
  • Đau nhức, khó chịu dù chạm hay không chạm vào rốn;
  • Trẻ bị thoát vị rốn dạng vô bì (procosboid hernia).

Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị thoát vị rốnHình ảnh phẫu thuật thoát vị rốn
Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng chính trong điều trị thoát vị rốn.

Phẫu thuật thoát vị rốn được tiến hành bằng cách rạch một đường nhỏ trên rốn, có kích thước đủ để quan sát và thao tác xử lý tổn thương. Bác sĩ sẽ đẩy các mô đệm thoát vị vào lại vị trí ban đầu trong khoang bụng. Đối với vật hở ở thành bụng sẽ được khâu kín lại để ngăn không cho ruột và các tầng khác lòi ra nữa.

Tùy từng trường hợp sẽ áp dụng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ hở, khâu các lớp cơ bằng một loại keo đặc biệt hoặc chỉ tự tiêu. Đối với thoát vị rốn ở người lớn, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay để ngăn ngừa biến chứng tiềm ẩn. Phương pháp thường được áp dụng nhất là dùng tấm lưới sinh học để củng cố sự chắc chắn của thành bụng.

3. Chăm sóc hậu phẫu

Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể ra về ngay trong ngày được theo dõi kỹ lưỡng tại bệnh viện. Một chế độ chăm sóc tích cực sẽ giúp vết mổ nhanh lành hơn, hạn chế nguy cơ rủi ro, biến chứng.

Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị thoát vị rốnHình ảnh chăm sóc hậu phẫu
Vệ sinh vết mổ sạch sẽ nhằm ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng hậu phẫu.

  • Vệ sinh vết mổ mỗi ngày, thay băng và tránh các tác động mạnh đến vết mổ;
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ không khóc nhiều hay hết toa;
  • Người lớn tránh vận động quá sức sau khi mổ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tránh tạo áp lực lên bụng;
  • Xây dựng khẩu phần ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng đúng cách, nhất là với trẻ sơ sinh đang được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, sữa chua… để cho bé bú, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện dễ dàng, tránh gây ảnh hưởng đến rốn.
  • Đối với trẻ lớn hơn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, giảm táo bón, hạn chế tác động đến khối thoát vị rốn;
  • Giữ vệ sinh vùng rốn của trẻ sạch sẽ bằng tăm bông hoặc dung dịch vệ sinh rốn, nhất là sau khi tắm. Tuyệt đối không nên dùng phẩm rồng hay bất kỳ loại thuốc nào bôi lên rốn khi chưa có chỉ định của bác sĩ;
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng quanh rốn để giúp trẻ dễ chịu hơn, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, tránh mặc đồ chật, bó sát rốn quá mức.

Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn đòi hỏi sự theo dõi và can thiệp kịp thời. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn về tình trạng sức khỏe của trẻ, hãy tìm hiểu thêm trên website dakhoamentihrung.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *