
Cảm Nhận Bệnh Nhân

Phòng khám đa khoa Miền Trung được sự cấp phép của Sở Y Tế
Khô khớp gối là tình trạng đang dần phổ biến hiện nay. Bệnh khiến cho việc đi lại, đứng ngồi không thoải mái. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy để hiểu và biết cách phòng tránh bệnh là việc vô cùng cần thiết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin liên quan đến khô khớp gối.
Khô khớp gối là tình trạng dịch khớp gối tiết ra ít hoặc không đủ chất nhờn để bôi trơn đầu khớp khiến khớp khó cử động đặc biệt với các hoạt động buộc khớp gối phải vận động nhiều như co, duỗi khớp, leo cầu thang, ngồi…
Nếu dịch khớp gối tiết ra quá ít sẽ khiến sụn khớp bị tổn thương và dần bị hao mòn, mất đi độ trơn tru của sụn khớp. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến sụn ngày càng thô ráp, gây nứt, bong tróc. Nặng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như lệch trục khớp, thậm chí không đi lại được hoặc tàn phế.
Bệnh khô khớp gối ở giai đoạn đầu sẽ không có biểu hiện rõ ràng, nhưng nếu để ý, người bệnh có thể phát hiện một số dấu hiệu như sau:
- Khô khớp gối khiến bạn bị đau nhức đầu gối, nhất là khi đổi tư thế đột ngột.
- Việc đứng lên, ngồi xuống hoặc đi bộ, đạp xe quá nhiều sẽ làm tăng cảm giác đau mỏi.
- Biểu hiện đau ban đầu thường kèm theo nhức và âm ỉ, không quá dữ dội. Cảm giác đau nhiều hơn lúc nửa đêm, có thể làm ảnh hưởng giấc ngủ của bạn.
- Khi di chuyển với tốc độ cao thường dễ bị co cứng cơ và khớp.
- Trong quá trình vận động người bệnh thường nghe thấy tiếng lục khục hay lạo xạo phát ra từ khớp gối.
- Khớp gối căng cứng, khó co và duỗi khi mới ngủ dậy. Biểu hiện này cũng xuất hiện khi thay đổi thời tiết (mưa hoặc rét).
- Người bệnh leo lên, xuống cầu thang bộ khó khăn, việc gấp gối bị trục trặc.
1. Tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn
Khi bị chấn thương hay xương bị thoái hóa rất dễ khiến cho bề mặt sụn khớp, xương dưới sụn mất đi sự trơn nhẵn. Lúc này xương sẽ trở nên mỏng manh, sần sùi, giảm sự đàn hồi giữa các khớp và rất dễ dẫn đến nứt, vỡ.
2. Giảm tiết dịch ở khớp
Đây là quá trình lão hóa tự nhiên gây ra nhiều vấn đề ở xương, gồm cả khô khớp. Dịch khớp tiết ra ít hơn khiến sụn không được bôi trơn đủ, người bệnh đau khi vận động.
3. Chế độ ăn uống và môi trường làm việc
Nếu bạn có một chế độ ăn uống không lành mạnh như: thiếu hụt canxi, vitamin D và các chất cần thiết cho xương, sử dụng chất kích thích, rượu bia hoặc môi trường làm việc phải vận động nhiều, bê vác nặng,... cũng khiến cho các khớp xương bị ảnh hưởng, gây ra nguy cơ mắc bệnh khô khớp gối.
4. Lười vận động hay vận động quá sức
Khi bạn thường xuyên hoạt động nặng và lặp lại nhiều lần 1 động tác trên khớp gối sẽ khiến chúng phải chịu áp lực rất lớn. Điều này làm tổn thương dây chằng và sụn gối dẫn đến khớp gối khô.
Ngoài ra, khô khớp gối ở người trẻ cũng có thể do lười vận động, không chịu luyện tập thể thao. Việc lười vận động làm phần khớp gối lỏng lẻo và yếu dần.
5. Viêm khớp gối
Các tình trạng như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sau chấn thương đều có thể làm mất tính ổn định của dịch khớp. Trong trường hợp bị viêm khớp dạng thấp dẫn đến viêm màng hoạt dịch – chứa hoạt dịch bên trong làm cho tình trạng sưng, tấy ở các khớp và khô khớp cứng khớp do hạn chế chức năng bôi trơn đầu khớp.
6. Chấn thương
Trong quá trình làm việc hằng ngày hoặc chơi thể thao cũng dễ xảy ra chấn thương không mong muốn, làm ảnh hưởng đến khớp gối. Những chấn thương này sẽ làm cho dịch khớp bị khô, sụn khớp bị bào mòn gây đau đớn ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày và các biến chứng lúc về già.
1. Sử dụng thuốc
Thông thường, khi gặp phải tình trạng đau nhức khớp gối, bước điều trị đầu tiên cần giảm các cơn đau sau đó tiến hành bổ sung hoặc kích thích sản sinh dịch khớp.
Các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc dành cho khô khớp đầu gối như:
– Đối với tình trạng đau: Dùng thuốc giảm đau acetaminophen
+ Acetaminophen dùng trong trường hợp khô khớp nhẹ đến trung bình, giúp giảm đau, sốt.
+ Nên uống với liều 500mg cách mỗi 4-6 giờ/lần
+ Nếu sử dụng liều cao và dùng lâu dài có thể gặp phải các tác dụng phụ như chóng mặt, phát ban, ngứa hoặc sưng họng, lưỡi, mặt, rối loạn chỉ số mỡ máu….
– Đối với tình trạng sưng viêm:
+ Thuốc chống viêm không steroid như Naproxen, Aspirin, Ibuprofen dùng trong những cơn đau, sưng viêm ở mức trung bình
+ Chỉ nên dùng ngắn hạn từ 3-5 ngày, tối đa 7 ngày để tránh tác dụng phụ
+ Cẩn trọng với một số tác dụng phụ ở các loại thuốc NSAID như buồn nôn, nôn, chán ăn, suy nhược cơ thể, đau tức ngực, phát ban, đau dạ dày…
2. Vật lý trị liệu
Song song với quá trình điều trị, người bệnh được khuyến cáo nên tiến hành vật lý trị liệu. Đây là những bài tập được xây dựng riêng cho từng bệnh nhân và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Nó nhằm làm tăng sức mạnh và độ dẻo dai ở khớp xương. Từ đó điều tiết dịch khớp, giảm khô từ bên trong.
3. Can thiệp phẫu thuật
Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần được phẫu thuật để phục hồi khớp. Biện pháp này nhằm nắn chỉnh, ghép sụn để phục hồi chức năng ở đầu gối. Bác sĩ cần sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi và ít để lại rủi ro nhất cho người bệnh.
4. Những liệu pháp thực hiện tại nhà
Đối với người bệnh bị khô khớp gối, nhất là khô khớp gối ở người già nên thực hiện một số phương pháp tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng đau, khô, cứng khớp:
- Tập thể dục nhẹ nhàng bằng các động tác co duỗi trước khi ngủ dậy
- Ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ
- Chườm nóng tại ổ khớp
- Bổ sung một số thực phẩm tốt cho sụn khớp và dịch khớp
- Nghỉ ngơi hợp lý, không vận động quá sức
Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định và cách điều trị của bác sĩ. Vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Miền Trung để được tư vấn cụ thể.
Hãy đến phòng khám đa khoa Miền Trung để được thực hiện nhanh chóng -chính xác - tiện lợi nhất.
Đội ngũ chuyên gia giỏi: Bác sĩ thăm khám sức khỏe tại phòng khám đều là những người ưu tú, được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn với hơn 15 năm giàu kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn… đem đến kết quả chẩn đoán và điều trị tối ưu.
Cơ sở vật chất khang trang: Phòng khám xây dựng theo mô hình đạt chuẩn quốc tế; đầy đủ các khoa – phòng chức năng cũng như trạng bị máy móc, thiết bị y tế hiện đại (máy siêu âm, máy xét nghiệm tự động)… giúp quá trình thăm khám suôn sẻ, độ chính xác cao
Quy trình thăm khám khoa học: Khách hàng sẽ được hỗ trợ làm thủ tục nhanh chóng, bệnh nhân không cần đến xếp hàng chờ đợi lâu, hay chen lấn lấy số; từ đó giúp rút ngắn thời gian thăm khám, có kết quả ra về trong ngày.
Có khám ngoài giờ: Phòng khám mở cửa từ 8h00 đến 20h00 tất cả các ngày trong tuần, kể cả những ngày lễ tết, thuận lợi cho bệnh nhân dễ dàng thu xếp lịch cho phù hợp.
Chi phí khám sức khỏe công khai minh bạch: Mọi khoản thu đều được các chuyên gia trao đổi, thảo luận trước nên giúp cho quý bệnh nhân yên tâm, không còn lo lắng.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến khô khớp gối. Thông qua đây, các chuyên gia cũng khuyên các bạn nên ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu, hãy có đời sống sinh hoạt lành mạnh, thực hiện thăm khám định kỳ, xét nghiệm phát hiện bệnh ngay khi nghi ngờ nhé! Mọi thắc mắc tư vấn cần hỗ trợ, hãy gọi đến số 0236 36 11111 hoặc Nhấn vào Khung Chat – Tư vấn miễn phí 24/24.
Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:
- Tư vấn qua số điện thoại 0236 36 11111
- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.
Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám bệnh vui lòng bấm vào tư vấn tư vấn.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Thời gian tư vấn
08:00 - 20:00
(Tất cả các ngày trong tuần)
Số điện thoại
0236 36 11111
Gọi để được bác sĩ tư vấn