Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu khá phổ biến, gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và khả năng tự khỏi của bệnh là rất cần thiết để có thể thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
Viêm da cơ địa: Có tự khỏi không?
Viêm da cơ địa có tự khỏi không?
Câu hỏi “Viêm da cơ địa có tự khỏi không?” đã được nhiều bác sĩ chuyên khoa đưa ra câu trả lời: Bệnh viêm da cơ địa không thể tự khỏi.
Dù không ghi nhận những triệu chứng nguy hiểm, nhưng viêm da cơ địa có xu hướng phát triển thành mạn tính, kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục nếu không được điều trị đúng cách. Nhiều trường hợp còn có thể bị nhiễm trùng da, các chất dịch bị vỡ gây lây lan bệnh sang vùng da khác.
Trong một số trường hợp khác, tình trạng viêm da cơ địa có thể tạm lắng và bùng phát thành nhiều đợt, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến việc điều trị. Hơn nữa, không điều trị viêm da cơ địa đúng lúc có thể dẫn đến các biến chứng và tình trạng nghiêm trọng sau:
- Hen suyễn
- Ngứa mãn tính và hình thành vẩy trên da do viêm da cơ địa mãn tính
- Nhiễm trùng da
- Gặp các vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ)
Do đó, thăm khám và chăm sóc kịp thời là cách hiệu quả nhất để hạn chế các nguy cơ và đề phòng bệnh tái phát trong tương lai. Tuy nhiên, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám và có liệu pháp điều trị hợp lý.
Thông tin hữu ích: Viêm da cơ địa có để lại sẹo không?
Cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất
Bệnh viêm da cơ địa không thể tự khỏi. Chính vì vậy, các biện pháp điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh. Hiện nay, để điều trị viêm da cơ địa có nhiều phương pháp, trong đó phổ biến nhất là những cách sau:
Mẹo dân gian
Cách chữa viêm da cơ địa bằng dân gian sử dụng các loại cây, lá tự nhiên để tác động trực tiếp lên vùng da bệnh. Các thảo dược có đặc tính cao, giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Cách sử dụng thảo dược để điều trị viêm da cơ địa
- Lá trầu không: Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không bằng cách rửa sạch và giã nát lá trầu không, sau đó đắp lá trầu không lên vùng da bị bệnh.
- Lá lốt: Dùng 10 – 15 lá lốt rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt bôi lên vùng da bị bệnh.
- Tía: Lấy vài nhánh tía tươi bóc vỏ rồi giã nát. Lấy tắm bông thấm nước cốt tía bôi lên vùng da bị bệnh.
Lưu ý quan trọng: Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt hiệu quả nhanh chóng.
Điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y
Phương pháp Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nhằm làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm da cơ địa. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:
- Kem bôi giảm ngứa và làm dịu da: Thường là dạng kem hoặc mỡ bôi có chứa corticoid giúp chống viêm, sát khuẩn, kết hợp với kem dưỡng ẩm da.
- Thuốc chống viêm dạng uống hoặc tiêm.
- Kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng.
Một số trường hợp bệnh nặng có thể cần đến biện pháp quang trị liệu. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như kích ứng da, phỏng da,…
Khi dùng thuốc Tây trị viêm da cơ địa, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ và liều trình do bác sĩ tư vấn để tránh các nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng da, viêm tuyến thượng thận…
Bệnh viêm da cơ địa kiêng gì?
Bên cạnh việc điều trị y tế, người bệnh có thể lưu ý bệnh viêm da cơ địa kiêng gì để ngăn ngừa tình trạng tái phát.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh hoặc các chất gây dị ứng. Thay vào đó hãy sử dụng các loại sản phẩm trung tính hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Thận trọng trong việc sử dụng mỹ phẩm.
- Giữ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm.
- Chỉ tắm trong 10 đến 15 phút và sử dụng nước ấm thay vì nước nóng.
- Sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng tắm phù hợp, dịu nhẹ cho da nhạy cảm. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn xà phòng phù hợp cho người viêm da cơ địa.
- Tránh hoạt động ngoài trời khi thời tiết nắng nóng, nên mặc quần áo thoáng mát. Đặc biệt giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Thận trọng khi ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thực phẩm có mùi tanh,…
- Hạn chế sử dụng chất kích thích gồm Bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung nhiều nước, vitamin, khoáng chất, rau xanh kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.
- Hãy tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
Thông tin trên đã giải đáp “Viêm da cơ địa có tự khỏi không? Cách chữa?”. Tóm lại, viêm da cơ địa là bệnh không thể tự khỏi mà cần tiếp nhận sự chăm sóc và điều trị thích hợp. Vì vậy hãy sớm thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: