Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa, thường xuất hiện với nhiều triệu chứng khó chịu, như đau bụng, buồn nôn và chán ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về tình trạng này và những tác động của nó đến sức khỏe. Vậy viêm dạ dày có gây ra cảm giác mệt mỏi không?
Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không?
Triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiễm trùng hoặc tác động của các tác nhân độc hại, được phân thành hai dạng: cấp tính và mãn tính. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dạ dày cấp tính:
Đầy hơi, chứng bụng
Người bệnh viêm dạ dày thường có cảm giác đầy hơi, chứng bụng dù bụng chưa có thức ăn. Một số trường hợp khác cũng có thể cảm thấy chứng này sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn nhiều hoặc uống nhiều nước.
Ngoài ra, tình trạng này còn kèm theo các cơn đau bụng liên tục, có thể gia tăng khi bạn nhấn bụng hoặc sau khi tiêu thụ một lượng lớn thức ăn hoặc nước uống.
Đau bụng
Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bệnh viêm dạ dày. Những cơn đau dạ dày thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn no khoảng 1-2 giờ. Nhiều bệnh nhân cho biết cơn đau dạ dày có thể khởi phát khi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh và thường gây khó chịu.
Đau thượng vị
Đau thượng vị là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của các bệnh liên quan đến dạ dày, trong đó có viêm dạ dày. Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau tức vùng thượng vị và thường có tính chu kỳ thay đổi theo ngày đêm. Cơn đau có thể lan lên ngực hoặc sau lưng tùy theo vị trí loét.
Buồn nôn
Cơn buồn nôn cũng thường xuyên xuất hiện khi người bệnh đang ăn hoặc sau khi hấp thụ một chất nào đó không có lý do rõ ràng. Sau khi kết thúc bữa ăn, có thể sẽ là những cơn nôn khan liên tiếp.
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Chức năng dạ dày bị suy giảm không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn kéo theo tình trạng chán ăn, khiến người bệnh thường xuyên phải đối mặt với cảm giác ăn không ngon miệng.
Xuất huyết dạ dày
Những trường hợp bị viêm dạ dày trong thời gian dài nhưng không được chăm sóc và can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Màu sắc của phân hoặc bãi nôn có thể nhạt hoặc sẫm màu, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược
Có thể thấy, viêm dạ dày được biểu hiện với rất nhiều triệu chứng và mỗi triệu chứng đều có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Một số nguyên nhân khiến người bệnh viêm dạ dày bị mệt mỏi như:
- Các cơn đau bụng, buồn nôn, chán ăn, suy nhược, nóng rát dạ dày, trào ngược thực quản… đều là những yếu tố khiến người bệnh mệt mỏi.
- Những cơn đau dạ dày vào ban đêm xuất hiện liên tục còn gây ra mất ngủ. Việc mất ngủ lại khiến cơ thể suy nhược, nhanh chóng kèm theo nhiều hệ lụy tiêu cực khác cho sức khỏe.
- Hệ tiêu hóa suy giảm chức năng và hoạt động không ổn định.
- Do người bệnh thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress…
Cách khắc phục tình trạng viêm dạ dày gây mệt mỏi
Viêm dạ dày là bệnh lý cần thiết phải được chẩn đoán điều trị. Tốt nhất nên chủ động đến bệnh viện để thăm khám và được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa hiệu quả:
1. Dùng thuốc Tây
Hầu hết người bệnh viêm dạ dày sau khi thăm khám sẽ được kê đơn sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc kháng sinh: Các thuốc như Cimedine, Famotidin, và Ranitidin giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và đau bụng.
- Thuốc trung hòa axit: Phosphalugel, Gastropulgite, Yumangel, và Antacid giúp trung hòa axit, làm dịu dạ dày.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Prostaglandin, và Bismuth subcitrat bảo vệ lớp niêm mạc khỏi các tác nhân gây viêm.
Cách khắc phục tình trạng viêm dạ dày gây mệt mỏi
2. Sử dụng thảo dược tự nhiên
Để cải thiện các triệu chứng viêm dạ dày đồng thời tăng cường sức khỏe, bạn có thể lựa chọn áp dụng các bài thuốc thảo dược tự nhiên như:
Gừng
Gừng với tính ấm, vị cay có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng viêm dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, giảm thiểu mức độ mệt mỏi của các tinh chất trong gừng giúp xoa dịu thần kinh.
Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không?
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 500gr gừng tươi, 250ml giấm táo và 5gr đường.
- Gừng rửa sạch, cắt lát mỏng.
- Cho vào nồi cùng giấm, đường rồi đun sôi. Sau đó để nguội và cho tất cả vào bình thủy tinh ngâm trong vòng 1 tuần.
- Người bệnh viêm dạ dày sử dụng hàng ngày bằng cách ngâm 1-2 miếng gừng trước bữa ăn.
Mật ong + bột nghệ
Người bệnh viêm dạ dày sử dụng hỗn hợp bột nghệ và mật ong giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh, bởi cả mật ong và nghệ đều có đặc tính kháng viêm tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Trộn mật ong với bột nghệ theo tỷ lệ 1:2.
- Nặn thành từng viên nhỏ bằng hạt ngô, cho vào hũ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 3 viên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nha đam
Trong nha đam chứa hoạt chất polysaccharide có khả năng làm lành tổn thương trong dạ dày. Đồng thời, nó còn giúp cân bằng axit dạ dày, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố, cải thiện triệu chứng và giảm mệt mỏi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, gọt và rửa sạch.
- Xay nhuyễn.
- Cho hỗn hợp qua ray để lấy nước cốt.
- Uống trước mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Giảm mệt mỏi do viêm dạ dày bằng thuốc Đông y
Đông y là phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn được nhiều người tin chọn. Sự kết hợp của các vị thuốc tự nhiên giúp tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, vừa hỗ trợ điều trị bệnh tận gốc vừa bồi bổ sức khỏe, tăng cường miễn dịch và giảm mệt mỏi.
- Bài thuốc số 1: Sử dụng các vị thuốc gồm hương phụ, sa nhân, hồ sách, cam thảo, ô dược và trần bì. Ngậm mỗi ngày 1 tháng cùng 200ml nước, chia làm 4 phần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Sử dụng trà tươi, thực dược, đan bì, bột mẫu, chi tử và trần bì. Sắc thuốc cùng 2 lít nước. Đến khi nước cạn xuống còn khoảng 1 lít thì tắt bếp. Chia làm 3 phần uống vào 3 buổi sáng, trưa và tối.
4. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Bên cạnh các cách điều trị trên, người bệnh viêm dạ dày gây mệt mỏi cần kết hợp các biện pháp chăm sóc để hỗ trợ điều trị bệnh và phòng tránh tái phát.
Thực phẩm nên ăn
- Rau xanh, củ quả, trái cây tươi;
- Sữa chua, phô mai;
- Các loại đậu hạt, ngũ cốc;
- Thực phẩm giàu đạm;
- Thực phẩm tinh bột như cơm, bánh mì, ngô…
Thực phẩm nên tránh
- Thức ăn cứng, cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ;
- Thực phẩm lên men như dưa cải, kim chi…;
- Thức ăn nhanh, đồ đông lạnh;
- Các loại trái cây có tính axit;
- Chất kích thích, rượu bia, cà phê, nước uống có gas.
Thực hiện cách ăn đúng tốt cho dạ dày
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn no;
- Ăn chậm, nhai kỹ để đảm bảo thức ăn được nghiền nát trước khi nuốt xuống dạ dày. Việc này giúp giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày và cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Sau khi ăn không nên ngồi hoặc nằm một chỗ, thay vào đó hãy vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút để hỗ trợ tiêu hóa.
- Ăn đúng giờ, đủ bữa và tránh ăn sau 21h.
Cảm giác mệt mỏi do viêm dạ dày có thể giảm bớt khi bạn chú trọng áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả, điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, việc chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tham khảo thêm thông tin hữu ích tại dakhoamientrung.vn.