Chăm sóc và điều trị bệnh nhân xuất huyết não

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não

Xuất huyết não là một tình trạng khẩn cấp đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và chất lượng sống của bệnh nhân. Khi gặp phải tình huống này, việc điều trị kịp thời và hiệu quả là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng chảy máu và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách chăm sóc và điều trị bệnh nhân xuất huyết não, nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Điều trị cấp cứu

Bệnh nhân xuất huyết não thường rơi vào trạng thái lơ mơ, đau đầu dữ dội hoặc hôn mê, do đó, việc nhập viện khẩn cấp là rất cần thiết. Các phương pháp điều trị cấp cứu sẽ bao gồm:

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết nãoChăm sóc bệnh nhân xuất huyết não

  • Phương pháp ABCs: Đây là biện pháp duy trì hoạt động hệ tuần hoàn cho bệnh nhân. Bao gồm các bước làm sạch đường thở, duy trì hô hấp và phục hồi tuần hoàn, đảm bảo bệnh nhân được thông khí đầy đủ, ổn định. Trường hợp bệnh nhân thiếu oxy cần phải cho thở oxy để cải thiện hô hấp.
  • Đặt nội khí quản: Được chỉ định cho bệnh nhân xuất huyết não bị thiếu oxy, rối loạn nhịp thở, suy hô hấp, rơi vào hôn mê, có nguy cơ cao bị hít sặc…
  • Truyền dịch: Bệnh nhân được truyền dịch tích cực nhằm tăng cường thể lực. Các loại dịch được sử dụng phổ biến là muối đẳng trương hoặc dung dịch Ringer lactate, không nên dùng glucose, liều lượng khuyến cáo từ 1.5 – 2 lít/ngày.
  • Hạ sốt: Chỉ định dùng Paracetamol kết hợp lau mát cơ thể liên tục. Trường hợp sốt do nhiễm trùng được kê toa dùng thuốc kháng sinh với liều lượng phù hợp.
  • Kiểm soát chỉ số huyết áp và đường huyết: Việc kiểm soát tích cực chỉ số huyết áp và giữ mức đường huyết trong ngưỡng ổn định trong giai đoạn sớm là rất cần thiết. Trong đó, ổn định mức huyết áp.

Điều trị tích cực sẽ giúp kiểm soát tốt thông qua các biện pháp điều trị này.

Can thiệp phẫu thuật

Những trường hợp bị xuất huyết não gây ra đột quỵ hoặc trong những tình huống khẩn cấp, sau khi điều trị cấp cứu giúp hạn chế tổn thương não, bệnh nhân cũng được bác sĩ đề nghị phẫu thuật nhằm giải phóng lượng máu tích tụ trong não, giảm bớt áp lực nội sọ.

Phẫu thuật xuất huyết nãoPhẫu thuật xuất huyết não

Bệnh nhân trước khi phẫu thuật sẽ phải tiêm steroid tĩnh mạch nhằm giảm sưng não. Tùy theo mối đe dọa chảy máu, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình phẫu thuật phù hợp, bao gồm:

  • Khối tụ máu: Trường hợp khối tụ máu kích thước lớn nằm ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng sẽ được chỉ định phẫu thuật dẫn lưu nhằm giảm áp lực cho não, giảm thiểu tổn thương.
  • Khối u não: Buộc phải phẫu thuật loại bỏ khối u não để giảm thiểu tổn thương xảy ra trong não. Trường hợp khối u nằm ở vị trí nhạy cảm, không thể phẫu thuật có thể sử dụng biện pháp xạ trị để thu hồi khối u.
  • Phình động mạch não: Chứng phình động mạch não thường được chỉ định điều trị bằng kỹ thuật cắt bế khối phình, sau đó đặt kẹp kim loại vào bên dưới đoạn phình nhằm ngăn không cho máu chảy vào.

Sử dụng thuốc

Bên cạnh can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân xuất huyết não cũng được kê toa thuốc phù hợp dùng trước hoặc sau khi phẫu thuật nhằm cải thiện triệu chứng và giảm thiểu tăng tổn thương biến chứng. Bao gồm:

  • Thuốc kiểm soát huyết áp;
  • Thuốc chống lo âu;
  • Thuốc chống co giật;
  • Thuốc tiêm steroid tĩnh mạch giảm viêm, chống phù não;
  • Thuốc giảm đau đầu;
  • Thuốc làm mềm phân, chống táo bón.

Trị liệu phục hồi chức năng

Sau hàng loạt các biện pháp điều trị y tế tích cực cải thiện triệu chứng, kiểm soát tiến triển bệnh và bảo toàn tính mạng. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng sau xuất huyết não nhằm lấy lại các chức năng quan trọng phục vụ sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày và ngăn ngừa xuất huyết não trong tương lai.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năngVật lý trị liệu phục hồi chức năng

Phương pháp và thời gian thực hiện trị liệu phục hồi chức năng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng khi xuất huyết não và tiên lượng hồi phục. Cụ thể một số biện pháp phục hồi chức năng dài hạn nên được áp dụng bao gồm:

  • Vật lý trị liệu giúp lấy lại sức lực và khả năng đi lại;
  • Trị liệu ngôn ngữ hoặc các cách thức giao tiếp khác;
  • Trị liệu nghề nghiệp;
  • Trị liệu hành vi – nhận thức;

Trường hợp xuất huyết não càng nghiêm trọng, thời gian phục hồi chức năng càng lâu, có thể mất hơn 1 năm hoặc hơn, nhiều người chỉ có thể phục hồi được 30 – 50% do tổn thương trước đó quá nghiêm trọng.

Chăm sóc tích cực

Ngoài các biện pháp điều trị y tế do bác sĩ chuyên môn chỉ định, chăm sóc kĩ lưỡng, đúng cách cũng là một trong những cách hiệu quả giúp bệnh nhân sớm phục hồi sức khỏe. Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân xuất huyết não, nhất là sau cơn đột quỵ gần như phục thuộc hoàn toàn vào người thân trong các sinh hoạt cơ bản hằng ngày.

Người thân cũng cần hỗ trợ người bệnh thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng để giảm nguy cơ cường kích. Thường xuyên trao đổi, trò chuyện và chia sẻ với người bệnh để tạo cho họ động lực tinh thần giúp sớm vượt qua bệnh tật.

Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và dùng thuốc, uống đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ. Vệ sinh thân thể cho bệnh nhân, thường xuyên ra ngoài để tâm trạng. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm mềm, lỏng, ít gia vị, muối, đường và hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, không dùng rượu bia.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *